10 Nguyễn Cảnh Chân Hà Nội

10 Nguyễn Cảnh Chân Hà Nội

Năm Mậu Dần (1398) vua Trần Thuận Tông Hoàng đế phái cử Nguyễn Cảnh Chân vào Nam làm An phủ sứ Hóa Châu (gồm các vùng Bình Trị Thiên Huế). Ông đến làng Ngọc Sơn, Nam Đường (thuộc Phủ Nghệ An), xứ Hoan Châu cư trú và lập căn cứ, chiêu tập lực lượng, chế tạo binh khí và huấn luyện dân binh... cùng với Đặng Tất (người Tả Thiên Lộc – Can Lộc) đang làm Châu phán Hóa Châu (Đặng Tất là thổ quan vùng Hóa Châu) chống lại quân Chiêm Thành và giặc nhà Minh. Từ đó về sau, Nguyễn Cảnh Chân cùng Đặng Tất tham gia nhiều trận đánh với quân Chiêm Thành và giặc nhà Minh dành thắng lợi, gây được uy tín và tạo ảnh hưởng lớn trong vùng. Hai ông cũng từ đó mà trở thành bạn bè chiến hữu, thân thuộc. Sau khi cướp ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ năm 1400, năm 1402, Hồ Hán Thương đem đại quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm sợ, cử sứ giả dâng nộp đất Chiêm Động (tỉnh Quảng Nam), Cổ Lũy (tỉnh Quảng Ngãi) để cầu hòa. Để củng cố và thống nhất hai vùng đất vừa chiếm của Chiêm Thành, Hồ Quý Ly chia đất ấy thành 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt thành lộ Thăng Hoa, điều An Phủ sứ lộ Thuận Hóa là Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Ông là quan chức Đại Việt đầu tiên trấn trị vùng đất Thăng Hoa

Năm Mậu Dần (1398) vua Trần Thuận Tông Hoàng đế phái cử Nguyễn Cảnh Chân vào Nam làm An phủ sứ Hóa Châu (gồm các vùng Bình Trị Thiên Huế). Ông đến làng Ngọc Sơn, Nam Đường (thuộc Phủ Nghệ An), xứ Hoan Châu cư trú và lập căn cứ, chiêu tập lực lượng, chế tạo binh khí và huấn luyện dân binh... cùng với Đặng Tất (người Tả Thiên Lộc – Can Lộc) đang làm Châu phán Hóa Châu (Đặng Tất là thổ quan vùng Hóa Châu) chống lại quân Chiêm Thành và giặc nhà Minh. Từ đó về sau, Nguyễn Cảnh Chân cùng Đặng Tất tham gia nhiều trận đánh với quân Chiêm Thành và giặc nhà Minh dành thắng lợi, gây được uy tín và tạo ảnh hưởng lớn trong vùng. Hai ông cũng từ đó mà trở thành bạn bè chiến hữu, thân thuộc. Sau khi cướp ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ năm 1400, năm 1402, Hồ Hán Thương đem đại quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm sợ, cử sứ giả dâng nộp đất Chiêm Động (tỉnh Quảng Nam), Cổ Lũy (tỉnh Quảng Ngãi) để cầu hòa. Để củng cố và thống nhất hai vùng đất vừa chiếm của Chiêm Thành, Hồ Quý Ly chia đất ấy thành 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt thành lộ Thăng Hoa, điều An Phủ sứ lộ Thuận Hóa là Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Ông là quan chức Đại Việt đầu tiên trấn trị vùng đất Thăng Hoa