Đi Du Lịch Nước Ngoài Cần Thủ Tục Gì

Đi Du Lịch Nước Ngoài Cần Thủ Tục Gì

Với những bạn trẻ ưa xê dịch và có sở thích khám phá những vùng đất mới, tìm hiểu những nền văn hóa khác biệt thì những địa điểm trong nước dường như là chưa đủ để thỏa nguyện khát khao chinh phục.

Với những bạn trẻ ưa xê dịch và có sở thích khám phá những vùng đất mới, tìm hiểu những nền văn hóa khác biệt thì những địa điểm trong nước dường như là chưa đủ để thỏa nguyện khát khao chinh phục.

Thủ tục đi xuất khẩu lao động:

Bước 1:  Người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài:

Người lao động tìm hiểu, lựa chọn doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động sẽ được những người phụ trách trong đơn vị này tư vấn về các lĩnh vực, ngành nghề hay công việc người lao động sẽ đi làm việc ở các thị trường nước ngoài phù hợp với kỹ năng, trình độ, độ tuổi, giới tính, sức khỏe. Người lao động cũng sẽ được tư vấn về chi phí phải đóng góp và tiến độ nộp các khoản chi phí. Sau đó, Người lao động lựa chọn thị trường và đơn hàng phù hợp.

Bước 2: Người lao động tham gia tuyển chọn:

Khi đã lựa chọn được đơn hàng phù hợp, người đăng ký đơn hàng sẽ tham gia tuyển chọn, nếu trúng tuyển, họ sẽ phải đi khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện đi làm việc ở nước tiếp nhận.

Bước 3: Người lao động tham gia đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

Ngay sau khi trúng tuyển, người lao động sẽ được thông báo về quy trình để có thể đi làm việc tại nước ngoài, người lao động phải tham gia các khóa học để bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khóa học kiến thức cần thiết gồm 74 tiết học về: quy định pháp luật liên quan của VN và nước đến làm việc, phong tục tập quán nước đến làm việc, các điều kiện hợp đồng lao động và sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết. Ngoài ra, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng lao động, người lao động có thể được đào tạo thêm về tay nghề và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề và ngoại ngữ trước khi xuất cảnh.

Người lao động đi làm việc theo hợp sẽ tiến hành ký 2 loại Hợp đồng, đó là: Hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và Hợp đồng lao động ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài, người lao động được quyền giữ 1 bản hợp đồng sau khi hai bên đã ký. Người lao động cần đọc rõ các điều khoản trong hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, để bảo đảm quyền lợi của mình, đặc biệt lưu ý các điều khoản về các chi phí người lao động phải nộp, các điều khoản về công việc và các điều kiện làm việc ở nước ngoài…

Bước 5: Nộp các khoản chi phí để đi làm việc ở nước ngoài:

Người lao động có nghĩa vụ nộp các khoản chi phí theo quy định cho đơn vị mà mình đã ký kết hợp đồng, chẳng hạn như chi phí đào tạo, phí dịch vụ, phí môi giới (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay…

Bước 6: Xin thị thực/visa làm việc và xuất cảnh

Người lao động tiến hành hoàn thiện hồ sơ để xin visa/ thị thực đi làm việc tại nước ngoài dưới sự hỗ trợ của doanh nghiệp XKLĐ hoặc đơn vị sự nghiệp và nộp tại Đại sứ quán nước tiếp nhận lao động tại Việt Nam. Bộ hồ sơ xin visa/thị thực đã được nêu cụ thể ở mục 1.1 trên. Sau khi có visa làm việc, người lao động sẽ xuất cảnh sang nước tiếp nhận để làm việc theo thời hạn của Hợp đồng đã ký.

Để đi du học nước ngoài thì sẽ tiến hành theo những quy trình sau:

Bước 1. Lựa chọn quốc gia, trường, ngành học muốn đi du học

Bước 3. Đóng tiền học phí hoặc đặt cọc, nhận thư mời từ nhà trường

Bước 4. Nộp hồ sơ xin visa, điền các form theo yêu cầu từng quốc gia, tùy theo quốc gia có thể có yêu cầu phỏng vấn.

Hồ sơ đi du lịch, thăm thân, công tác:

Đây là những hình thức đi nước nước ngoài ngắn hạn, nên về giấy tờ thủ tục cũng đơn giản hơn so với đi nước ngoài lao động, định cư lâu dài, du học. Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

–  Hộ chiếu, Visa của nước nhập cảnh;

– Phụ thuộc vào mục đích chuyến đi sẽ có thêm những loại giấy tờ như đi du lịch, giấy tờ thăm người thân,vé đi lại, công hàm không ký tên của Bộ Ngoại giao nước sở tại (Đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự nước thứ ba),… là cơ sở để xét cấp Visa.

Thủ tục đi du lịch, thăm thân, công tác, định cư theo diện gia đình:

Đối với thủ tục của các hình thức đi nước ngoài này thì cần xin cấp hộ chiếu và sau đó là xin cấp visa.

Trước hết thủ tục xin cấp hộ chiếu, hồ sơ cấp hộ chiếu gồm những giấy tờ sau:

– Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng

– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi

– Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi.

Trong trường hợp đây không phải là lần đầu xin cấp hộ chiếu thì người xin cấp hộ chiếu phải nộp thêm cả hộ chiếu đã được cấp lần gần nhất. Trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất thì phải cung cấp thêm bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân, nếu bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Ngoài ra hiện nay, người dân cũng có thể thực hiện việc xin cấp hộ chiếu online trên trang thông tin điện tử Dịch vụ công quốc gia thuộc Bộ Công An hoặc qua Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam.

Sau khi có hộ chiếu người đi nước ngoài theo diện này sẽ xin cấp visa với những hồ sơ sau:

– Hộ chiếu (hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu).

– Bản khai xin cấp Visa và một ảnh.

– Nơi nộp hồ sơ: Đại sứ quán nước sở tại (nước bạn có ý định đi du lịch, thăm thân, công tác, định cư theo diện gia đình) tại Việt Nam.

Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:

– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020.

– Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 43, Mục I, Chương III của Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hồ sơ người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm có:

- Đơn đi làm việc ở nước ngoài;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

- Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

- Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, luật sư Trương Anh Tuấn (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, từ ngày 01/5/2024, Nghị định 30/2024/NÐ-CP về quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch chính thức có hiệu lực. Đáng chú ý, Bộ Công an sẽ thay Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cấp phép cho các loại xe này.

Điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân là phải thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam; có văn bản chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam của Bộ Công an cấp.

Nghị định do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký cũng nêu rõ, đối với phương tiện cơ giới nước ngoài là ô tô có tay lái ở bên phải thì phải có công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ tại Việt Nam gửi Bộ Công an đề nghị và nêu rõ lý do cho xe tham gia giao thông tại Việt Nam. Các xe vào Việt Nam cũng phải làm thủ tục hải quan, tạm nhập, tái xuất theo quy định của pháp luật hải quan ngay tại cửa khẩu nhập xuất cảnh.

Từ ngày 01/5/2024, Bộ Công an sẽ cấp phép cho xe nước ngoài vào Việt Nam với mục đích du lịch (Ảnh chỉ có tính minh họa, nguồn: vietnamnet.vn)

Thời gian xe được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa 45 ngày. Trong trường hợp bất khả kháng được lưu thêm không quá 10 ngày. Khi xe nước ngoài lưu thông phải có xe đi trước để hướng dẫn giao thông trong suốt quá trình tham gia giao thông.

Bộ GTVT (cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định) cho biết, quá trình nghiên cứu trình Chính phủ phê duyệt nghị định, đơn vị nhận thấy việc chuyển đổi trên không làm tăng biên chế xử lý công việc và thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, không phải đầu tư thêm trang thiết bị.

Ngoài ra, theo văn bản gửi Bộ GTVT, Bộ Công an đã thống nhất tiếp nhận công việc này để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát, tổ chức thuận lợi từ cơ quan của Trung ương đến địa phương đối với người và xe nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Việc chuyển đổi này tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian cho đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế khi tổ chức thực hiện các đoàn caravan của người nước ngoài mang xe vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch. Song song đó, phù hợp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an xây dựng, dự kiến thông qua vào năm 2024 và có hiệu lực từ năm 2025.

Luật sư Tuấn chia sẻ, hiện xe của người nước ngoài, đăng ký tại nước ngoài, do người nước ngoài điều khiển vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch (khách du lịch tự lái xe vào đi du lịch tại Việt Nam) chưa được điều chỉnh tại các thông tư, nghị định và điều ước quốc tế.

Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, Chính phủ đã giao Bộ GTVT hướng dẫn đưa hình thức du lịch tự lái của khách nước ngoài vào Việt Nam như các nước trong khu vực nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, tạo môi trường và thu hút du khách.

Bộ GTVT cho rằng, các quy định hiện hành đã được hướng dẫn cách đây 10-14 năm. So với sự phát triển công nghệ, công tác cải cách thủ tục hành chính, quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, quản lý trật tự xã hội, sự phát triển với mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn... thì một số quy định hiện hành đã không còn phù hợp.

Ngoài ra, đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, các quy định trên phù hợp với Hiến pháp Việt Nam. Nghị định cũng cơ bản phù hợp với Công ước Vienna về giao thông đường bộ năm 1968 (Hiệp ước quốc tế được thiết kế để tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ quốc tế và tăng an toàn giao thông bằng cách thiết lập các quy tắc giao thông tiêu chuẩn giữa các bên tham gia công ước)./.