Gdp Mỹ 2022 Báo Nhiều Tỷ Usd Đồng

Gdp Mỹ 2022 Báo Nhiều Tỷ Usd Đồng

Báo cáo mới nhất của IMF đưa ra dự báo, năm 2022 nền kinh tế toàn cầu ước đạt và vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ USD.

Báo cáo mới nhất của IMF đưa ra dự báo, năm 2022 nền kinh tế toàn cầu ước đạt và vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ USD.

TOP 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Hoa Kỳ vẫn là đầu tàu kinh tế trên toàn thế giới, với GDP đạt 25,3 nghìn tỷ đô la - chiếm gần một phần tư nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc xếp thứ hai, với 19,9 nghìn tỷ USD.

Dưới đây là Top 10 quốc gia hàng đầu về GDP trong danh sách danh sách 50 quốc gia đứng đầu (tính theo giá hiện tại, USD):

Quốc gia dẫn đầu ở châu Âu là Đức với 4,3 nghìn tỷ USD, Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ hai tại châu Âu. Một thay đổi đáng kể là Brazil được lọt vào TOP 10, sau khi vượt qua Hàn Quốc. Nga nằm ở vị trí thứ 11, với GDP là 1,8 nghìn tỷ USD. Trong khi tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, các dự báo vẫn chỉ ra rằng, nước này sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2030, soán ngôi vị dẫn đầu kinh tế thế giới.

Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới với GDP tổng cộng vào khoảng 45,2 nghìn tỷ USD (Nguồn: CNBC)

Một khu vực cũng dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trong tương lai gần là Trung Đông và Bắc Phi, nhờ giá dầu cao hơn - Iraq và Ả Rập Xê Út nói riêng đang dẫn đầu mức tăng này. Tăng trưởng GDP của khu vực trong khu vực dự kiến ​​khoảng 5% vào năm 2022.

TOP 10 nền kinh tế nhỏ nhất thế giới

Một số nền kinh tế nhỏ nhất thế giới đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, sau đó là lạm phát và tình trạng thiếu cung cấp lương thực do cuộc chiến ở Ukraine. Dưới đây là 10 quốc gia có GDP thấp nhất vào năm 2022, (tính theo giá hiện tại, USD):

187. Quần đảo Marshall 267 triệu

Nền kinh tế nhỏ nhất trên thế giới được xếp hạng trong bảng xếp hạng của IMF là Tuvalu với GDP chỉ 66 triệu USD. Hầu hết trong số 50 nước dưới cùng được coi là các nước có thu nhập thấp đến trung bình và các nước mới nổi/đang phát triển. Theo IMF, ở các nước đang phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người vào năm 2022 sẽ thấp hơn khoảng 5% so với xu hướng trước đại dịch. Một số quốc gia được dự báo sẽ tăng trưởng GDP âm trong năm nay, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở châu Âu. Ví dụ, Nga dự kiến ​​sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP -8,5% vào năm 2022, mặc dù vẫn còn phải xem chi phí chiến tranh và các lệnh trừng phạt ngày càng khắc nghiệt trên toàn cầu ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng kinh tế của đất nước.

Trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được điều chỉnh đi xuống, diễn biến tới đây có thể còn nghiêm trọng hơn, trong bối cảnh tình trạng lạm phát đang gia tăng và tăng đến mức được xem là tồi tệ nhất kể từ năm 1970. Hiện tại, lạm phát tiêu dùng toàn cầu đã ở mức 7%. Hàng hóa hàng ngày trở nên khó mua và lãi suất đang tăng lên khi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới cố gắng kiểm soát tình hình. Các quốc gia có thu nhập thấp sẽ bị tổn thương nhiều nhất do lạm phát, nhất là về độ bay hơi của nền kinh tế./.

Tổng hợp từ Báo chí nước ngoài - 7/2022

https://www.visualcapitalist.com/100-trillion-global-economy/

Ngày 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết dự kiến kết quả đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 sẽ có nhiều thành tựu nổi bật.

Trong đó, tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt khoảng 6%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. GDP bình quân đầu người tăng từ 3.720 USD năm 2021 lên khoảng 4.900 USD năm 2025, tăng 32%.

Quy mô nền kinh tế tăng từ 346 tỷ USD, xếp thứ 37 trên thế giới năm 2020; lên 433 tỷ USD, xếp thứ 34 thế giới năm 2023 và dự kiến khoảng 500 tỷ USD năm 2025, xếp thứ 33 thế giới và thứ 4 khu vực ASEAN.

Thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực, nhất là về xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong đó đến cuối năm 2025 cả nước sẽ có hơn 3.000 km đường bộ cao tốc và tiếp tục triển khai nhiều dự án cho giai đoạn 2026-2030. Hạ tầng số, hạ tầng điện được đầu tư xây dựng trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế cũng được chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án tồn đọng, kéo dài, các ngân hàng yếu kém từng bước được giải quyết căn cơ.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh rằng đánh giá chung 5 năm 2021-2025, chúng ta đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu và nước ta vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, tạo nền tảng cho giai đoạn sau phát triển cao hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD (Ảnh: VGP).

Thủ tướng xác định 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình. Các bộ, ngành cần tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, thuộc nhóm 30 nền kinh tế có GDP hàng đầu thế giới, với quy mô nền kinh tế đạt khoảng 780-800 tỷ USD.

Một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2025 cần phấn đấu là tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn là 7-7,5%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5%.

Giai đoạn 2026-2030, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD.

Cũng tại hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là một trong những công trình biểu tượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới và tạo nguồn lực mới.

Trước đây, còn có ý kiến khác nhau về dự án khi quy mô GDP của Việt Nam mới đạt 100 tỷ USD, bình quân đầu người trên 1.000 USD, song đến nay quy mô GDP đã gấp nhiều lần, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã có điều kiện để làm và phải quyết tâm làm.

Ngày 26/1, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2022 đã giảm tốc trong bối cảnh hoạt động kinh tế giảm vào những tháng cuối năm và giới chuyên gia lo ngại nguy cơ kinh tế suy thoái.

Theo bộ trên, tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cả năm 2022 chỉ đạt 2,1%, giảm so với mức 5,9% của năm 2021. Bộ Thương mại Mỹ nói rằng mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của nước này chủ yếu phản ánh mức tăng về chi tiêu của người tiêu dùng, xuất khẩu và một số hình thức đầu tư.

Cũng theo bộ trên, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 4/2022 chỉ đạt 2,9%, thấp hơn mức 3,2% được ghi nhận trong quý trước đó, dù cao hơn mức dự báo 2,6% của giới chuyên gia. Đây là quý thứ hai liên tiếp, kinh tế Mỹ ghi nhận tăng trưởng sau 2 quý suy giảm.

Hoạt động của nền kinh tế Mỹ đã phần nào giảm nhiệt sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất cho vay cơ bản bảy lần với hy vọng hạ nhiệt sức mua đang nóng và kiểm soát lạm phát gia tăng. Động thái của Fed đã khiến lĩnh vực bất động sản sụt giảm, kéo theo hoạt động sản xuất và doanh số bán lẻ suy giảm.

Bên cạnh đó, đa số chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục giảm tốc trong quý 1/2023 và rơi vào suy thoái nhẹ vào giữa năm nay.

Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố cũng trong ngày 26/1, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần từ ngày 14-21/1 đã giảm 6.000 đơn xuống còn 186.000 đơn. Số người được nhận trợ cấp sau một tuần đầu tiên được trợ cấp tăng 20.000 người lên 1,6 triệu người trong tuần từ ngày 7-14/1.

Năm 2022 đã có thêm 4,6 triệu người ở Mỹ có việc làm, tuy thấp hơn con số 6,7 triệu người của năm 2021 nhưng vẫn cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường việc làm Mỹ kể từ đợt suy thoái vì dịch COVID-19 năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp tại nước này trong tháng 12/2022 giảm xuống chỉ còn 3,5%, thấp nhất trong 53 năm.