Công nghệ 4.0 hay Industry 4.0, Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất hiện nay. Vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn xung quanh Công nghiệp 4.0. Vậy công nghệ 4.0 là gì? Các công nghệ chính đằng sau công nghệ 4.0 và ứng dụng của nó trong thế giới thực như thế nào? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây!
Công nghệ 4.0 hay Industry 4.0, Cách mạng Công nghiệp 4.0 là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất hiện nay. Vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn xung quanh Công nghiệp 4.0. Vậy công nghệ 4.0 là gì? Các công nghệ chính đằng sau công nghệ 4.0 và ứng dụng của nó trong thế giới thực như thế nào? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây!
Tham gia vào thời đại công nghệ 4.0 là xu thế tất yếu hiện nay để giúp các doanh nghiệp bứt tốc thành công. Bất kỳ doanh nghiệp nào nằm ngoài dòng chảy này đều có khả năng bị “loại bỏ” khỏi đường đua phát triển.
Doanh nghiệp cần sớm chuyển đổi số
Nếu doanh nghiệp của bạn đang ở trong tình trạng hoặc quan tâm đến những vấn đề dưới đây thì đừng chần chừ, hãy tham gia ngay vào kỷ nguyên công nghệ 4.0 ngay:
Đọc thêm: Đặc trưng của nhà máy thông minh trong CMCN 4.0
Qua bài viết trên hy vọng đã giúp các bạn hiểu khái niệm công nghệ 4.0, vai trò và ứng dụng của công nghệ 4.0 trong thực tế. Nếu cần những thông tin chi tiết về Công nghệ 4.0 hoặc tìm hiểu thêm về các nội dung liên quan, bạn có thể theo dõi trang page của ITG Technology để cập nhật những xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 nổi bật ở Việt Nam và trên thế giới.
Điện toán đám mây là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát triển phần mềm, máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là đám mây. Chi phí thấp hơn liên quan đến việc áp dụng đám mây không có máy chủ, xuất phát từ khả năng của nhà cung cấp để tập hợp tài nguyên giữa các khách hàng, đã dẫn đến một số công ty đóng cửa các trung tâm dữ liệu độc quyền.
Cách mạng công nghệ 4.0 được coi như điểm nhấn của kỷ nguyên số và nó có tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành và nghề trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Công nghệ 4.0 sẽ thúc đẩy sự linh hoạt trong sản xuất, giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.
Công nghệ 4.0 mang lại nhiều lợi ích lớn
Sự phát triển của công nghệ 4.0 cho phép các doanh nghiệp sản xuất tối ưu hóa thời gian, chi phí, cắt giảm chất thải và nâng cao khả năng thu thập thông tin.
Trong đó, phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất và hệ thống MES là hai sản phẩm công nghệ 4.0 tiêu biểu được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực này nhằm hỗ trợ công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, bảo trì dự đoán máy móc, lên lịch sản xuất, quản lý kho hàng,…
3S MES là một nền tảng công nghệ 4.0 được nhiều doanh nghiệp sản xuất sử dụng
Hiện nay, hệ thống 3S ERP và 3S MES do ITG – doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam về giải pháp Nhà máy thông minh phát triển đang là những ứng dụng công nghệ 4.0 được nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất sử dụng.
Đây là hai nền tảng công nghệ không thể thiếu trong mỗi nhà máy thông minh. Sự kết hợp giữa hai hệ thống này sẽ giúp số hóa toàn bộ quy trình quản trị lõi từ tầng Shop Floor đến tầng Top Floor, đảm bảo tính đồng bộ trong toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp, đem đến khả năng kết nối liền mạch giữa các phòng ban và tối ưu quá trình tự động hóa sản xuất.
Tìm hiểu sâu hơn về Các ứng dụng của công nghệ 4.0 trong sản xuất
Trang trại kỹ thuật số sẽ hiệu quả và bền vững hơn so với các trang trại truyền thống trước đây. Tại đây, máy kéo có thể tự lái, thời gian thu hoạch có thể được xác định bằng hình ảnh kỹ thuật số của các cánh đồng và nông dân thường làm việc với một nhà công nghệ để nâng cao hiệu quả về sản lượng. Ở Tennessee, chủ sở hữu của một trang trại đang thay đổi cách họ trồng rau theo những cách ấn tượng bằng cách sử dụng máy bay không người lái để tưới cho rau, hình ảnh vệ tinh theo dõi về thời gian thu hoạch.
Computer Vision sử dụng công nghệ AI để mô phỏng lại khả năng thị giác của con người trong nhận biết và phân loại đối tượng. Công nghệ này được ứng dụng để trợ giúp các hệ thống máy móc phân tích, nhận biết, mô tả các vật thể và con người trong hình ảnh/video một cách chính xác.
Trong số những công nghệ kể trên, trọng tâm của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 dồn vào: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data).
Để minh chứng cho điều này thì có thể kể đến Grab – đơn vị đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong ngành vận tải ở quy mô thế giới và Việt Nam về sự thuận tiện, chi phí thấp. Với cách thức đặt xe hiện đại, 100% việc quản lý các cuốc xe được thực hiện qua phần mềm có thể hỗ trợ tài xế và hành khách mọi lúc mọi nơi. Điều này góp phần giải quyết nhu cầu di chuyển nhanh, an toàn và văn minh. Nhờ đó, Grab đã trở thành một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải công nghệ hàng đầu trên thế giới, dần thay thế vị trí của các hãng taxi truyền thống.
Cỗ máy IBM Watson có biệt danh “Bác sỹ biết tuốt” có thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho các bác sĩ những lựa chọn điều trị trong vòng vài giây nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ.
“Bác sĩ biết tuốt” này còn cho phép con người tra thông tin về tình hình sức khỏe của mình. Các bác sĩ chỉ cần nhập dữ liệu người bệnh để được phân tích, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ có sẵn để đưa ra gợi ý hướng điều trị chính xác.
Một số bệnh viện tại TP HCM và Hà Nội đã thực hiện ca mổ với sự hỗ trợ của robot. Với bốn cánh tay, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D, robot có thể phẫu thuật ở những vị trí khó, hỗ trợ các bác sĩ tiến hành ca mổ với sự xâm lấn tối thiểu và độ chính xác, hiệu quả an toàn hơn, giúp bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục.
Xem thêm cách giải pháp ERP giúp các doanh nghiệp giải quyết những thách thức thường gặp trong thời đại 4.0:
Sự phát triển của công nghệ mở ra các thời kỳ và các cuộc cách mạng công nghiệp từ 1.0 đến 4.0. Cụ thể:
Lịch sử phát triển các cuộc cách mạng công nghệ của nhân loại
Nền công nghệ 4.0 có sự xuất hiện của nhiều công nghệ nổi bật. Tiêu biểu có thể kể đến như:
Một số công nghệ nổi bật trong thời đại 4.0
Nếu như Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời của các nhà máy thông minh, thành phố thông minh. Sự phát triển của IoT cho phép vạn vật kết nối với nhau thông qua mạng internet mọi lúc, mọi nơi.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang báo hiệu một sự thay đổi hoàn toàn hoạt động sản xuất truyền thống. Ba từ khóa mô tả chính xác nhất quá trình thay đổi này là: kết nối, và tự động hóa linh hoạt và xóa nhòa mọi ranh giới.
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất lượng cuộc sống của con người được tăng cao. Việc áp dụng sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, máy móc vào sản xuất giúp cho năng suất lao động được tăng cao từ đó cải thiện được cuộc sống của con người. Đối với các nhà đầu tư, công nghệ 4.0 sẽ mở ra cơ hội thu được mức lợi nhuận khổng lồ tương tự như các cuộc cách mạng trước đem lại.
Tuy nhiên, hệ lụy của cách mạng công nghiệp 4.0 là nhiều lao động sẽ mất việc làm do bị máy móc thay thế. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều này có thể dẫn tới sự bất bình đẳng, thậm chí là phá vỡ thị trường lao động. Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Muốn tồn tại và phát triển, họ phải đầu tư và nâng cấp công nghệ, máy móc và nâng cao chất lượng nhân sự.
Đọc thêm: Giải pháp ERP Việt đầu tiên ứng dụng IoT vào quản lý sản xuất