Sau khi định đô tại Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã xây dựng các cung điện, lầu gác để làm nơi thiết triều và nơi ở của nhà vua và hoàng gia. Dưới thời Lý, kinh thành Thăng Long được xây dựng gồm ba vòng thành: Cấm thành, Hoàng thành và Đại La thành. Theo Việt sử lược (thế kỷ 14) thì năm 1010, bình đồ Hoàng thành Thăng Long được vua Lý Thái Tổ xây dựng như sau: chính giữa là điện Càn Nguyên (sau đổi thành điện Thiên An); phía Đông có điện Tập Hiền và cửa Phi Long; phía Tây là điện Giảng Vũ và cửa Đan Phượng, phía Nam là Cao Điện, thềm Long Trì, hai bên Long Trì có hành lang, phía Bắc (sau điện Thiên An) có hai điện Long An và Long Thụy, cạnh hai cung điện này phía Đông có điện Nhật Quang, phía Tây là điện Nguyệt Minh, sau nữa lại có cung Thúy Hoa. Ngoài ra, còn có chùa Hưng Thiên, lầu Sao Ngũ Phượng (Ngũ Phụng tinh lâu). Năm 1011, xây tiếp cung Thái Thanh, chùa Vạn Tuế, nhà chứa kinh Trấn Phúc. Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết thêm: "Năm 1029, vua cho sửa chữa và xây dựng lại điện Thiên An và các cung điện ở đây: phía Đông có điện Tuyên Đức, phía Tây có điện Thiên Phúc, phía trước có Long Trì, phía Đông Long Trì có điện Văn Minh, phía Tây có điện Quảng Vũ và hai chung lâu; phía Nam có điện Phụng Thiên, trên có lầu Chính Dương, phía Bắc có điện Trường Xuân và Long Các". Năm 1203, đời vua Lý Cao Tông xây cung mới ở phía Tây: chính giữa có điện Thiên Thụy, quanh điện này phía Đông có điện Dương Minh, phía Tây có điện Thiềm Quang, phía Nam có điện Chính Nghi, trên có điện Kính Thiên và thềm Lệ Giao; phía Nam có cửa Vĩnh Nghiêm, phía Tây có cửa Việt Thành, phía Bắc có điện Thắng Thọ, trên có gác Thánh Thọ, phía Đông có gác Nhật Kim, phía Tây có gác Nguyệt Bảo và tòa Lương Thạch, nhà Dục Đường, gác Phú Quốc, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, trên ao có đình Ngoạn Y, “ba mặt đình trồng hoa thơm cỏ lạ, nước ao lại thông với sông, cách chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có vậy”.
Sau khi định đô tại Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã xây dựng các cung điện, lầu gác để làm nơi thiết triều và nơi ở của nhà vua và hoàng gia. Dưới thời Lý, kinh thành Thăng Long được xây dựng gồm ba vòng thành: Cấm thành, Hoàng thành và Đại La thành. Theo Việt sử lược (thế kỷ 14) thì năm 1010, bình đồ Hoàng thành Thăng Long được vua Lý Thái Tổ xây dựng như sau: chính giữa là điện Càn Nguyên (sau đổi thành điện Thiên An); phía Đông có điện Tập Hiền và cửa Phi Long; phía Tây là điện Giảng Vũ và cửa Đan Phượng, phía Nam là Cao Điện, thềm Long Trì, hai bên Long Trì có hành lang, phía Bắc (sau điện Thiên An) có hai điện Long An và Long Thụy, cạnh hai cung điện này phía Đông có điện Nhật Quang, phía Tây là điện Nguyệt Minh, sau nữa lại có cung Thúy Hoa. Ngoài ra, còn có chùa Hưng Thiên, lầu Sao Ngũ Phượng (Ngũ Phụng tinh lâu). Năm 1011, xây tiếp cung Thái Thanh, chùa Vạn Tuế, nhà chứa kinh Trấn Phúc. Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết thêm: "Năm 1029, vua cho sửa chữa và xây dựng lại điện Thiên An và các cung điện ở đây: phía Đông có điện Tuyên Đức, phía Tây có điện Thiên Phúc, phía trước có Long Trì, phía Đông Long Trì có điện Văn Minh, phía Tây có điện Quảng Vũ và hai chung lâu; phía Nam có điện Phụng Thiên, trên có lầu Chính Dương, phía Bắc có điện Trường Xuân và Long Các". Năm 1203, đời vua Lý Cao Tông xây cung mới ở phía Tây: chính giữa có điện Thiên Thụy, quanh điện này phía Đông có điện Dương Minh, phía Tây có điện Thiềm Quang, phía Nam có điện Chính Nghi, trên có điện Kính Thiên và thềm Lệ Giao; phía Nam có cửa Vĩnh Nghiêm, phía Tây có cửa Việt Thành, phía Bắc có điện Thắng Thọ, trên có gác Thánh Thọ, phía Đông có gác Nhật Kim, phía Tây có gác Nguyệt Bảo và tòa Lương Thạch, nhà Dục Đường, gác Phú Quốc, cửa Thấu Viên, ao Dưỡng Ngư, trên ao có đình Ngoạn Y, “ba mặt đình trồng hoa thơm cỏ lạ, nước ao lại thông với sông, cách chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có vậy”.
*- Bảy Núi (THẤT SƠN) Bảy Núi là 7 ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi, ở hai huyện vừa kể trên. Tên Thất Sơn lần đầu được biên chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí (phần An Giang tỉnh, mục Sơn Xuyên), và gồm các núi: Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi, Tà Biệt và Nhân Hòa. Sau đó, Hồ Biểu Chánh trong Thất Sơn huyền bí và Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm, cho rằng đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm. Còn theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1972; được Vương Hồng Sển dẫn lại trong Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam, thì đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Sam, Két, Dài, Tà Béc… Đến năm 1984, Trần Thanh Phương cho xuất bản Những Trang sử về An Giang, đã kể tên bảy Núi là:
• Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn), xem du lịch núi Cấm An Giang • Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn) • Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), • Núi Dài (Ngọa Long Sơn), • Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) • Núi Két (Anh Vũ Sơn) • Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
Theo Địa chí An giang…., ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên có 37 ngọn núi đã có tên, nhưng con số 7 (bảy núi) vẫn không hề thay đổi. Mặc dù Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn đã đề cập đến bảy điểm “linh huyệt” của vùng Thất Sơn, rồi chọn ra những núi đã nêu trên, nhưng so sánh lại những tên núi, vẫn có khác biệt. Lý giải cho điều này, hiện nay vẫn chưa có lời giải thích nào ổn thỏa. Nhưng điều dễ thấy trong việc sắp xếp núi non này, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều những yếu tố thần bí, siêu nhiên, phong thủy…
Nói về mặt tự nhiên của vùng Bảy Núi, Gia Định thành thông chí mô tả: Hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc, lại có những cây giáng hương, tóc hương, cây cối xanh um, cầm thú béo mập. Phía đông có ruộng đồng bằng phẳng, phía tây có hồ nước… Ngoài ra, còn nghe gà gáy dưới bóng trăng, chó sủa trong hang động, cảnh huống yên hà ngoài thế giới vậy Ở trong sách trên còn cho biết sự hiện diện của những người Việt đến sinh sống, hòa nhập với người Khmer, ở vùng Bảy núi vào mấy thế kỷ trước. Họ đến để khai thác nguồn lợi thiên nhiên, lập vườn cây ăn trái, trồng hoa màu, tìm dược thảo, làm ruộng ở chân núi, bắt cá vào mùa hạn ở các ao đìa… Sau này, vùng Bảy Núi còn là nơi hội tụ của những sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương. Vì nơi đây vừa có đồng bằng thuận lợi cho việc canh tác, vừa có núi rừng trú ẩn, có lối trốn sang nước Campuchia, nếu bị đối phương lùng sục… Cho nên rất nhiều người đã tìm đến đây, mỗi người mang mỗi tâm trạng, đến để chuẩn bị chiến đấu, để chờ thời cơ hay chỉ để lãng quên thực tế…. Vì vậy, vùng đất này gắn liền tên tuổi của nhiều danh nhân như: Đoàn Minh Huyên, Thủ Khoa Huân, Trần Văn Thành, Ngô Lợi, Phan Xích Long, Trương Gia Mô v.v… Đây cũng là nơi hội tụ nhiều ông đạo, bởi vậy có câu: Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi Vùng Bảy Núi còn là nơi có nhiều lễ hội, phong tục… đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pisat bo chia, lễ Pha Chum Bênh (tức lễ Đôn Ta)…và đặc biệt hơn cả là lễ hội Đua bò Bảy Núi được diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm…
Ngoài ra, Bảy Núi còn là phên dậu nơi chốn biên thùy. Vua Gia Long đã từng nói: Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên cũng không kém Bắc Thành…
Và là nơi có vô số danh lam, thắng cảnh…
Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, có câu: Thất Sơn, hòn dọc dãy ngang, Nói sao cho hết cả ngàn phong cương NÚI CẤM Núi Cấm còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn; tên Khmer: Pnom ta piel hay Pnom po piêl; là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. 1.- Vị trí, đặc điểm Núi Cấm có độ cao 705 m, chiếm chu vi 28.600m, là một ngọn núi cao nhất trong Thất Sơn và cao nhất tỉnh. Núi nằm trên địa bàn xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thị xã Châu Đốc không xa. 2.- Tên núi Núi Cấm hay Cấm Sơn là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỷ 19. Sách đã miêu tả: …thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót. Còn trước đó, theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi này được gọi là núi Đoài Tốn. Và tác giả cho biết núi cao 50 trượng, chu vi 20 dặm dư hình như cai đài cao, nghiễm nhiên ở về cung Thìn Tỵ nên gọi là núi Đài Tốn…Núi cao đột ngột, sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước, kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi… *Có nhiều giả thuyết về cái tên núi Cấm :- Theo Nguyễn Văn Hầu, giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mình lên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng. Một giả thuyết khác, Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc phải vào núi này nương thân. Muốn tông tích được giấu kín, các cận thần phao tin có ác thú, yêu quái, để cấm dân chúng vào núi. Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê Cao Lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt. Sợ lộ, Tín cấm dân lên núi. 3.- Năm Vồ Vồ (hoặc non), từ dùng chỉ một chỏm cao trên dãy núi. Theo Nguyễn Văn Hầu [4], năm non trên núi Cấm bao gồm : • Vồ Bồ Hong: cao 705 m[2], cao nhất. Tương truyền vồ có tên này, vì trước đây có nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống. Ở trên vồ cao này có tượng thờ Ngọc Hoàng, là nơi được nhiều người đến tham quan và lễ bái. • Vồ Đầu: đỉnh cao đầu tiên của Núi Cấm tính từ phía Bắc, cao 584 m. • Vồ Bà: cao 579 m, có điện thờ Bà Chúa Xứ. • Vồ Ông Bướm: (hay Ông Voi) cao 480 m tương truyền xưa kia có hai người Khmer lưu lạc tên ông Bướm và ông Vôi đến cư trú, nên mới có tên như thế. • Vồ Thiên Tuế: cao 541 m, nơi đây trước kia là rừng cây thiên tuế. Thực tế, núi Cấm còn có nhiều vồ hơn nữa, như Vồ Chư Thần, Vồ Cây Quế, Vồ Mồ Côi, Vồ Đá Dựng, Vồ Pháo Binh v.v…