Trung tâm Công nghệ và Giải pháp Chuyển đổi số trong Giáo dục (gọi tắt là Trung tâm EdTech) là đơn vị thuộc trường Công Nghệ Thông tin và Truyền Thông, do Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội ra quyết định thành lập, được đặt tại Trường CNTT&TT và chịu sự quản lý trực tiếp của Trường CNTT&TT. Trung tâm EdTech được xây dựng với mô hình hoạt động mở, khuyến khích các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước triển khai các nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, đưa giáo dục chất lượng cao đến với mọi người. Trong mục tiêu dài hạn, Trung tâm EdTech là nơi kết nối các nhóm nghiên cứu, phát triển, triển khai ứng dụng về chuyển đổi số trong giáo dục trong ĐHBKHN cùng với các cơ sở ngoài trường, nhằm phát huy sức mạnh, cùng nhau thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục. Trung tâm được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp, theo đó, ĐHBKHN và đơn vị đối tác, Sun* Inc. (Nhật Bản) sẽ cùng đầu tư xây dựng và vận hành trung tâm.
Trung tâm Công nghệ và Giải pháp Chuyển đổi số trong Giáo dục (gọi tắt là Trung tâm EdTech) là đơn vị thuộc trường Công Nghệ Thông tin và Truyền Thông, do Hiệu trưởng ĐHBK Hà Nội ra quyết định thành lập, được đặt tại Trường CNTT&TT và chịu sự quản lý trực tiếp của Trường CNTT&TT. Trung tâm EdTech được xây dựng với mô hình hoạt động mở, khuyến khích các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước triển khai các nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, đưa giáo dục chất lượng cao đến với mọi người. Trong mục tiêu dài hạn, Trung tâm EdTech là nơi kết nối các nhóm nghiên cứu, phát triển, triển khai ứng dụng về chuyển đổi số trong giáo dục trong ĐHBKHN cùng với các cơ sở ngoài trường, nhằm phát huy sức mạnh, cùng nhau thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục. Trung tâm được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp, theo đó, ĐHBKHN và đơn vị đối tác, Sun* Inc. (Nhật Bản) sẽ cùng đầu tư xây dựng và vận hành trung tâm.
Phương pháp STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực là Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non. Nói cách khác, phương pháp STEAM là sự kết hợp giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật Art với phương pháp giáo dục STEM.
Kiến thức tổng hợp từ nhiều chủ đề thuộc 5 lĩnh vực trên, phương pháp giáo dục STEAM cũng giúp phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng giải quyết vấn đề cho các bé. Mỗi bài học trong chương trình đều là các tình huống, chủ đề thực tế và các bé cần phải vận dụng nhiều kiến thức đã học để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Việc này sẽ giúp các bé hiểu rõ vấn đề và dễ dàng ứng dụng vào thực tế thông qua những việc tận mắt nhìn thấy nghe thấy và chạm vào.
Trước khi giải đáp cho thắc mắc này, ISSP mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu về phương pháp giáo dục STEM mầm non. Giáo dục STEM là gì? Phương pháp STEAM và STEM có giống nhau không? Điểm khác biệt chính của hai phương pháp STEM và STEAM này là gì? Cùng ISSP giải đáp nhé!
STEM chương trình giảng dạy được xây dựng và thiết kế nhằm mục đích mang đến cho người học các kiến thức liên quan đến 4 lĩnh vực chính như Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineer) và Toán học (Math). Một điểm đặc biệt của phương pháp STEM mầm non này là cách tiếp cận liên môn, 4 môn học trên sẽ được kết hợp với nhau nhằm giúp học sinh có thể áp dụng vào mọi tình huống thực tế.
Sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục STEAM và STEM (Nguồn: ISSP)
STEAM được tạo ra bằng cách thêm một thành phần nghệ thuật (Art) vào STEM, tạo thành Science, Technology, Engineering, Arts và Mathematics. STEAM nhấn mạnh rằng nghệ thuật và sáng tạo có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề và phát triển các ý tưởng sáng tạo.
Giáo dục STEAM nhằm khuyến khích sự kết hợp giữa các môn học STEM và nghệ thuật, nhằm tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, khám phá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Điểm khác biệt chính giữa giáo dục STEM và giáo dục STEAM là sự tập trung vào nghệ thuật và sáng tạo. Giáo dục STEM tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, trong khi giáo dục STEAM thúc đẩy việc tích hợp nghệ thuật vào các lĩnh vực này. Giáo dục STEAM khuyến khích học sinh phát triển khả năng nghệ thuật, tư duy sáng tạo, khám phá và thể hiện ý tưởng thông qua các hoạt động nghệ thuật, như vẽ tranh, điêu khắc, thiết kế đồ họa, sáng tạo âm nhạc, kịch nghệ, v.v.
Cả giáo dục STEM và giáo dục STEAM đều hướng tới mục đích phát triển các kỹ năng cần thiết cho học sinh trong thế giới hiện đại, như khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở việc giáo dục STEAM đặc biệt tập trung vào khía cạnh nghệ thuật và sáng tạo, nhằm khuyến khích học sinh tư duy đa chiều và phát triển các kỹ năng đa năng.
Vậy STEAM và STEM khác nhau ở điểm nào? Chữ A trong phương pháp STEAM, được viết tắt từ Nghệ thuật (Art). STEAM sẽ kết hợp linh hoạt giữa 5 lĩnh vực với nhau. Giáo dục STEAM sẽ kích thích tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng cho các em học sinh mầm non thông qua các hoạt động nghệ thuật. Có thể nói, các môn học trong giáo dục STEM là bước đệm và nền tảng vững chắc để phương pháp STEAM kế thừa và ra đời. Đến nay, chữ A trong STEAM đóng vai rất quan trọng. Chữ A sẽ bao gồm nghệ thuật ngôn ngữ, nghệ thuật thể chất, mỹ thuật và âm nhạc. Những bộ môn này đóng vai trò kích thích tư duy sáng tạo, khả năng cảm thụ của học sinh mầm non. Chính vì vậy mà việc lồng ghép yếu tố chữ A vào phương pháp được nhiều phụ huynh đồng tình và ủng hộ.
Một trong những lý do đem lại sự thành công cho phương pháp STEAM đó chính là khả năng truyền cảm hứng học tập cho học sinh mầm non. Trong quá trình học tập, các bé sẽ được tự do tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm khác nhau… Trẻ vừa được thỏa thích vui chơi cùng bạn bè và thầy cô, đồng thời tiếp thu một lượng lớn kiến thức và phát triển nhiều kỹ năng mềm hữu ích.
Khác với những phương pháp truyền thống, phương pháp giáo dục STEAM có tính ứng dụng vào thực tiễn rất cao. Sau khi học xong, trẻ mầm non có thể tự mình vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo dục STEAM là gì? Phương pháp STEAM giúp truyền cảm hứng học tập cho trẻ (Nguồn: Internet)
Quy trình 5E trong giáo dục STEAM cho trẻ mầm non là kim chỉ nam quyết định sự thành công của phương pháp giáo dục trên. Áp dụng mô hình 5E sẽ giúp giáo viên tìm được trọng tâm của bài học và định hướng được phương pháp giảng dạy phù hợp, dẫn dắt học sinh học tập có hệ thống. Mô hình này là sự kết hợp của 5 giai đoạn: Gắn kết (Engage), Khám phá (Explore), Giải thích (Explain), Áp dụng (Elaborate) và Thúc đẩy (Evaluate).
Ở giai đoạn này, thầy cô cùng trò chuyện với trẻ để khám phá ra những kiến thức trẻ đã biết hoặc chưa biết. Từ đó, tạo ra các tình huống vấn đề để kích thích sự tò mò và khơi gợi sự hứng thú cho trẻ. Đồng thời thúc đẩy sự quan tâm của trẻ với một nội dung mới, tạo bối cảnh thử thách cho trẻ có thể giải quyết.
Sau giai đoạn một, thầy cô sẽ cùng trẻ khám phá sâu hơn để hiểu được các đặc điểm, tính chất của các vấn đề. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, thúc đẩy sự phát triển kiến thức và kỹ năng phân tích, quan sát của trẻ.
Ở giai đoạn ba của mô hình 5E trong phương pháp giáo dục STEAM, thầy cô sẽ giúp trẻ tổng hợp và giải thích những chia sẻ của trẻ đối với những kiến thức mà trẻ đã khám phá được.
Giai đoạn này tập trung vào việc tạo điều kiện và không gian cho trẻ áp dụng những kiến thức mà trẻ đã học được thông qua việc thực hành thực tế. Điều này giúp trẻ phát triển kiến thức một cách sâu sắc hơn, khéo léo hơn về các kỹ năng để có thể áp dụng được vào những tình huống khác trong những hoàn cảnh đa dạng khác nhau.
Trong giai đoạn cuối này, thầy cô thực hiện đánh giá thông qua các hình thức như bài kiểm tra hoặc dưới dạng những câu hỏi nhanh. Việc đánh giá này sẽ giúp thầy cô biết rõ được khả năng của từng trẻ. Từ đó, đưa ra các phương hướng điều chỉnh và hỗ trợ trẻ phù hợp, giúp trẻ đạt được các mục tiêu học tập như đã đề ra.