Tốc Độ Tàu Cao Tốc Nhật Bản

Tốc Độ Tàu Cao Tốc Nhật Bản

Tàu cao tốc ở Nhật Bản là biểu tượng của sự đổi mới và hiện đại trong ngành giao thông, với hệ thống Shinkansen tiên tiến mang đến cho du khách trải nghiệm du lịch nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Hành trình trên tàu cao tốc Nhật Bản không chỉ là chuyến đi, mà là một cuộc phiêu lưu hiện đại, kết nối các thành phố lớn và làm nổi bật văn hóa sáng tạo của đất nước Mặt Trời Mọc.

Tàu cao tốc ở Nhật Bản là biểu tượng của sự đổi mới và hiện đại trong ngành giao thông, với hệ thống Shinkansen tiên tiến mang đến cho du khách trải nghiệm du lịch nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Hành trình trên tàu cao tốc Nhật Bản không chỉ là chuyến đi, mà là một cuộc phiêu lưu hiện đại, kết nối các thành phố lớn và làm nổi bật văn hóa sáng tạo của đất nước Mặt Trời Mọc.

Vai trò của tàu cao tốc trong hệ thống giao thông Nhật Bản

Tàu cao tốc đóng một vai trò không thể phủ nhận trong hệ thống giao thông của Nhật Bản rất thích hợp cho những ai muốn khám phá giới thiệu về đất nước Nhật Bản. Với tốc độ và hiệu suất vượt trội, Shinkansen không chỉ đơn thuần là phương tiện vận chuyển, mà còn kết nối giữa các thành phố lớn trên khắp đất nước.

Vai trò quan trọng nhất của tàu cao tốc là việc giảm thiểu thời gian di chuyển. Nhờ vào tốc độ kỷ lục khác nhau giữa các phiên bản vào khoảng 200km/h đến 300km/h và mạng lưới tàu chạy tần suất cao, người dân và du khách có thể dễ dàng di chuyển giữa các thành phố lớn một cách thuận tiện và nhanh chóng. Điều này không chỉ tạo ra sự linh hoạt trong lịch trình cá nhân mà còn kích thích sự phát triển kinh tế và du lịch.

Ngoài ra, tàu cao tốc còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực giao thông đường sắt cấp truyền thống và đường bộ, giúp làm giảm ô nhiễm môi trường và tăng cường an toàn giao thông.

Mạng lưới tàu cao tốc ở Nhật Bản là một hệ thống đồ sộ và hiện đại, đánh dấu sự kết nối mạnh mẽ giữa các thành phố lớn trên khắp đảo quốc.

Giá vé thông thường của tàu cao tốc

Giá vé tàu cao tốc ở Nhật Bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại tàu, khoảng cách di chuyển, thời gian đặt trước và các ưu đãi đặc biệt. Dưới đây là một gợi ý về giá vé thông thường cho một số tuyến đường phổ biến:

Tàu Shinkansen tuyến Tokyo – Osaka giá vé vào khoảng 13,000 – 14,000 JPY.

Tàu Shinkansen Tuyến Tokyo – Sendai vé có giá khoảng 11,000 – 12,000 JPY.

Tàu Shinkansen Tuyến Osaka – Hiroshima giá vé vào khoảng 15,000 – 17,000 JPY.

Tàu Shinkansen Tuyến Hokkaido vé có giá khoảng 20,000 – 22,000 JPY.

Các hãng tàu cao tốc ở Nhật Bản thường cung cấp các gói dịch vụ đặc biệt và tiện ích để nâng cao trải nghiệm của hành khách. Dưới đây là một số gói dịch vụ và tiện ích đặc biệt mà bạn có thể tận hưởng khi sử dụng tàu cao tốc ở Nhật Bản:

Ngoài vé thường các hãng tàu thường cung cấp các loại tàu cao cấp với các ghế rộng, thoải mái hơn và các tiện nghi cao cấp khác. Một số tàu cung cấp dịch vụ ẩm thực đặc biệt, bao gồm cả các bữa trưa hoặc bữa tối trên tàu.

Thẻ thông minh không chỉ dùng cho vé tàu mà còn sử dụng được trong các dịch vụ khác như tàu điện ngầm và giao thông công cộng. Một số hãng tàu hợp tác với các đối tác du lịch để cung cấp gói dịch vụ toàn diện, bao gồm vé tàu, khách sạn, và các hoạt động du lịch.

Với tàu cao tốc việc du lịch trở nên linh hoạt và dễ dàng, giúp hành khách có cơ hội khám phá nhiều điều mới mẻ. Mong rằng qua bài viết này SaigonTimes Travel đã cung cấp cho mọi người hiểu hơn về tàu cao tốc Nhật Bản cho hành trình du lịch sắp tới.

Với nhiều năm kinh nghiệm với vị trí content writer và sáng tạo nội dung, đặc biệt là mảng về du lịch, Thảo Yoko hiện đang là biên tập viên phụ trách chính về phần nội dung mảng Tour du lịch nước ngoài của Saigontimes Travel.

Không có điều gì đậm chất Nhật hơn chuyến tàu shinkansen đang âm thầm tăng tốc từ nhà ga hướng đến mọi miền đất nước, theo Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản.

Sáng 1/10/1964, đoàn tàu màu xanh trắng lướt nhẹ qua khu đô thị rộng lớn của Tokyo. Những đường ray trên cao đưa đoàn tàu về phía nam, hướng đến thành phố Osaka.

60 năm trước được coi là buổi bình minh của kỷ nguyên tàu cao tốc shinkansen Nhật Bản. Những chuyến tàu khi đó được coi là biểu tượng cho sự phục hồi đáng kinh ngạc của đất nước sau Thế chiến II. Các chuyên gia đã gọi shinkansenlà "kỳ quan công nghệ của thập niên 60", góp phần đưa Nhật Bản trở lại bảng xếp hạng những cường quốc hàng đầu thế giới. Shinkansen (tân cán tuyến hay đường huyết mạch mới) đã trở thành từ nói về sự hiện đại, tốc độ và hiệu quả di chuyển trên thế giới.

Ngày nay, hình ảnh đặc trưng về Nhật Bản mà du khách thường thấy là ảnh chụp đoàn tàu shinkansen lướt qua chân núi Phú Sĩ phủ đầy tuyết.

Tàu cao tốc đi qua núi Phú Sĩ. Ảnh: Freepik

Khi tuyến shinkansen Nishi Kyushu nối hai tỉnh Nagasaki và Saga phía tây nam Nhật Bản khai trương vào cuối tháng 9/2022, chỉ sau một năm, ngành du lịch địa phương đã có tăng trưởng rõ ràng.

Tính đến tháng 9/2023, hơn 2,37 triệu hành khách sử dụng tuyến Shinkansen Nishi Kyushu. Nhiều du khách đã đến thăm các địa điểm dọc theo tuyến này nhờ đi lại thuận tiện, thời gian di chuyển nhanh.

Taishoya, một nhà trọ theo phong cách truyền thống, nằm ở trung tâm khu nghỉ dưỡng suối nước nóng thuộc thành phố Saga và cách ga Ureshino-Onsen của tuyến shinkansen 2 km. Từ khi có chuyến tàu cao tốc đi qua, nhà trọ đã phục vụ khoảng 42.000 khách, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2019.

Tsuyoshi Yamaguchi, quản lý nhà nghỉ kiêm Giám đốc Hiệp hội du lịch địa phương, cho biết số lượng khách ghé thăm nhà trọ đã vượt mức trước đại dịch.

Tương tự, nhờ mở rộng tuyến shinkansen kết nối Fukuoka ở phía bắc đến Kagoshima phía nam, thời gian di chuyển giữa hai tỉnh giảm xuống còn 3h42 phút, thay vì 5 tiếng như trước. Phương thức di chuyển nhanh, dễ tiếp cận đã giúp thúc đẩy du lịch trên đảo Kyushu (gồm hai tỉnh trên).

Năm 1889, thời gian đi tàu từ Tokyo đến Osaka là 16,5 tiếng. Nếu đi bộ, du khách cần hai đến ba tuần. Đến năm 1965, người dân và du khách chỉ mất 3h10 phút đi shinkansen.

Hai phát minh nổi tiếng của Nhật Bản cùng xuất hiện trong ảnh: tàu cao tốc shinkansen được trang trí theo phong cách Hello Kitty. Ảnh: West Japan Railway

Theo báo cáo của Cơ quan Xúc tiến Du lịch (JNTO), trước dịch, lượng khách quốc tế đến Nhật tăng từ 8,4 triệu khách vào năm 2012 lên gần 32 triệu vào năm 2019. Sự gia tăng khách du lịch thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Trung bình hơn 220 triệu lượt khách sử dụng shinkansen mỗi năm, trong 10 năm gần đây, theo Statista.

Các chuyên gia chỉ ra 5 lợi ích mà shinkansen mang lại cho ngành du lịch: khả năng tiếp cận dễ dàng, tính tiện lợi, sự thoải mái, tác động kinh tế và thân thiện với môi trường.

Hệ thống giao thông đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Tác động của các tuyến tàu cao tốc cho thấy sự thay đổi đáng kể trong hành vi của du khách. Khi khả năng di chuyển đến một điểm yêu thích bị giới hạn do hệ thống giao thông kém hiệu quả, họ sẽ tìm nơi khác thay thế. Do đó, việc đưa tàu cao tốc vào sử dụng tác động đáng kể đến sự lựa chọn điểm đến của du khách.

Từ năm 1964 đến nay, mạng lưới shinkansen mở rộng đều đặn. Từ Tokyo đã có các chuyến tàu đến Kobe, Kyoto, Hiroshima với tốc độ lên tới 322 km/h. Sự tiện lợi và thoải mái giúp shinkansen quen thuộc với khách du lịch và trở thành biểu tượng cho sự hiện đại và tiến bộ công nghệ của Nhật Bản.

Bên cạnh đó, shinkansen còn nổi tiếng với sự đúng giờ, an toàn nên đây là phương tiện được du khách yêu thích. Chưa từng có hành khách nào tử vong hoặc bị thương trên mạng lưới tàu cao tốc shinkansen do trật bánh trong lịch sử vận hành. Các nhà ga shinkansen nằm ở trung tâm các thành phố lớn, giúp du khách dễ dàng di chuyển xung quanh điểm đến của mình.

Thế hệ tàu cao tốc tiếp theo, được gọi là ALFA-X, đang được thử nghiệm di chuyển với vận tốc 400 km/h, hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành du lịch.

Đặc điểm nổi bật của những chuyến tàu shinkansen ngày nay là phần mũi dài, được thiết kế nhằm loại bỏ tiếng ồn gây khó chịu cho người dân ở khu vực đông đúc. Tàu ALFA-X thử nghiệm cũng có công nghệ an toàn mới được thiết kế để giảm độ rung và tiếng ồn, đồng thời giảm khả năng trật bánh trong các trận động đất lớn.

Tàu ALFA-X thử nghiệm của Nhật Bản. Ảnh: Jr East

Chứng kiến sự tiện lợi và thành công của shinkansen, nhiều quốc gia trên thế giới trong 4 thập kỷ qua đã xây dựng, phát triển tuyến đường dành cho tàu cao tốc. Italy, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE hiện đều khai thác các tuyến tàu cao tốc nối liền những thành phố lớn, cạnh tranh trực tiếp với các hãng bay nội địa và quốc tế. Ấn Độ, Thái Lan cũng đang lên kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc của riêng mình. Trung Quốc cũng đã xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới với tổng chiều dài đạt gần 45.000 km tính đến cuối 2023.

Ngày nay, khi vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm, những du khách có ý thức bảo vệ môi trường cân nhắc hơn về việc đi máy bay. Trong khi đó, các đoàn tàu shinkansen chạy bằng điện, không xả khí thải trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều du khách.

Hiroshi Suda, Chủ tịch đầu tiên của Công ty Đường sắt miền Trung Nhật Bản, đã chỉ ra tác động của shinkansen với sự phát triển du lịch quốc gia. Theo đó, việc xây dựng các tuyến tàu cao tốc dẫn đến sự gia tăng đáng kể nhu cầu du lịch ở hầu hết khu vực có tàu đi qua. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển du lịch dài lâu, bền vững, chính quyền địa phương cần cải tạo, quy hoạch các điểm đến, tạo sức hút cho du khách.

Anh Minh (Theo CNN, Japan News, Open Transportation Journal)

Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) được tổ chức Đường sắt Quốc tế (UIC) định nghĩa là các tuyến mới thiết kế với tốc độ từ 250 km/h trở lên; tuyến nâng cấp với tốc độ từ 200 km/h đến 220 km/h.

Luật đường sắt của Việt Nam quy định ĐSTĐC là tuyến có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa, tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên.

Vai trò của hệ thống ĐSTĐC đã được khẳng định trong nhiều dự án vận hành trên khắp thế giới, như: Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giúp vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn trên quãng đường trung bình đến dài một cách nhanh chóng với hiệu suất sử dụng năng lượng cao, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với vận tải đường bộ, có thể giảm chi phí Logistics chỉ còn bằng 20-30% (cao nhất là 40%) chi phí so với đường bộ, giúp tăng sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.

ĐSTĐC khai thác hỗn hợp là công cụ chiến lược để tăng cường khả năng sẵn sàng phòng thủ của quốc gia (vận chuyển nhanh các trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự khi có yêu cầu), giúp ứng phó nhanh với thiên tai, thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh.

Ngoài ra, ĐSTĐC là phương thức vận tải đáng tin cậy nhất về mặt an toàn, đúng giờ, có tốc độ di chuyển nhanh, ít bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động thời tiết, ổn định chi phí vận tải và thân thiện với môi trường.

Hiện nay, năng lực vận tải của hệ thống giao thông trên trục Bắc - Nam của nước ta đang có sự mất cân đối lớn. Đường bộ chiếm 72% khách và 59% hàng; đường thủy 40% hàng; hàng không 22% khách; thị phần vận tải của đường sắt chỉ chiếm khoảng 6% khách và 1,4% hàng.

Sự mất cân đối nêu trên làm phát sinh các hệ lụy đối với nền kinh tế, xã hội như ùn tắc giao thông, tai nạn, ô nhiễm môi trường dẫn đến sự tiêu hao lớn về nguồn lực quốc gia, chi phí Logistic cao lên đến 16,8% giá trị hàng hóa (năm 2021) trong khi mức chi phí này trên thế giới chỉ khoảng 10,6%.

Tàu cao tốc Shinkansen ở Nhật Bản (Ảnh minh họa: Japantourist/Kyotostation).

Do vậy, có thể thấy việc đầu tư tuyến ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam là rất cần thiết. Dự án cần sớm được triển khai để xứng đáng với trọng trách là "trục xương sống" của đất nước, đi qua 20 tỉnh/thành phố chiếm 49% dân số, 61% GDP cả nước, 55% cảng biển lớn, 67% khu kinh tế ven biển…

Cấp tốc độ thiết kế, phương án khai thác là một yếu tố quan trọng trong việc xem xét lựa chọn quy mô đầu tư cho hệ thống ĐSTĐC. Các tiêu chuẩn thiết kế ĐSTĐC đều chia thành 3 cấp tốc độ thiết kế: 200 km/h, 250 km/h và 350 km/h tương ứng với các dải tốc độ khai thác 160~180 km/h, 200~225 km/h và 300~320 km/h; với 2 phương án khai thác: Chỉ khai thác hành khách hoặc khai thác hỗn hợp (hành khách và hàng hóa).

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ Đề án chủ trương đầu tư ĐSTĐC Bắc - Nam, và xin ý kiến về 3 kịch bản. Trong đó, kịch bản một sẽ xây dựng mới tuyến ĐSTĐC đường đôi, khổ ray 1.435mm, dài 1.545km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách.

Với phương án trên, tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn.

Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến ĐSTĐC đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn/ trục, tốc độ thiết kế 200 - 250 km/h, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h.

Kịch bản 3 là đầu tư tuyến ĐSTĐC đường đôi, khổ ray 1.435mm, tải trọng 22,5 tấn/ trục, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu.

Thời gian tới các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra quyết định cụ thể. Mỗi kịch bản đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, từ góc độ kỹ thuật tại thời điểm hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng nếu chọn phương án vận tốc thiết kế 350 km/h thì chỉ có thể khai thác riêng với tàu khách. Nếu chọn phương án vận tốc thiết kế 250 km/h thì có thể khai thác hỗn hợp giữa tàu khách và tàu hàng.

Qua quá trình thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án ĐSTĐC, cá nhân tôi thấy rằng nếu lựa chọn cấp độ thiết kế 250 km/h sẽ có một số ưu điểm như: Vẫn đảm bảo tính hiện đại và đảm bảo tính đồng bộ về công nghệ với các tuyến đường sắt sẽ được đầu tư theo quy hoạch (tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, tuyến Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, tuyến TPHCM - Cần Thơ dự kiến thiết kế với vận tốc 200 km/h) và liên vận quốc tế.

Nhìn ra thế giới, nhiều tuyến ĐSTĐC đang khai thác ở châu Âu đã có xu thế giảm tốc độ khai thác từ trên 300 km/h xuống còn 200 km/h - 250 km/h và vận hành khai thác hỗn hợp (khách + hàng).

Xu thế phát triển công nghệ đoàn tàu thế hệ mới đang và sẽ được sản xuất cũng chỉ để khai thác ở dải tốc độ cao 250-280 km/h. Ví dụ, hãng Hyundai Rotem ra mắt đoàn tàu KTX-Eum năm 2021 với vận tốc khai thác tối đa 260 km/h; hãng Alstom bắt đầu thiết kế - sản xuất đoàn tàu thế hệ mới Zefiro với vận tốc 250 km/h cho các nước Bắc Âu từ năm 2026; hãng Siemens ra mắt đoàn tàu thế hệ mới Velaro Novo với vận tốc 280 km/h...

Việc tiếp cận với công nghệ ĐSTĐC ở dải vận tốc 160-250 km/h, sẽ giúp chúng ta làm chủ công nghệ cho dự án ĐSTĐC Bắc - Nam, kiểm soát tốt tiến độ và vốn đầu tư của dự án; có thể chủ động triển khai đầu tư các tuyến đường sắt theo quy hoạch và các dự án đường sắt đô thị. Đây là cơ sở để xây dựng ngành công nghiệp đường sắt phát triển bền vững tiến tới làm chủ công nghệ trước năm 2045.

ĐSTĐC khai thác chở khách với vận tốc từ 300-450km/h thường được đầu tư xây dựng cho các đoạn tuyến có nhu cầu vận chuyển hành khách cao, khoảng cách trung bình 300-600 km, kết nối các trung tâm đô thị lớn, các siêu đô thị. Đơn cử như tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải (Trung Quốc) dài 1.318 km chạy qua 7 tỉnh, thành phố dọc theo bờ biển phía đông Trung Quốc kết nối siêu đô thị Bắc Kinh (21,84 triệu người) và Thượng Hải (24,76 triệu người); tuyến Bắc Kinh - Thiên Tân dài 161 km kết nối Bắc Kinh với Thiên Tân (15,57 triệu người); tuyến Tokyo - Osaka (Nhật Bản) dài 515 km; tuyến Cologne-Frankfurt (Đức) dài 219 km; tuyến Paris - Lyon (Pháp) dài 417 km…

Trong khi đó, ĐSTĐC của chúng ta kết nối Hà Nội (10 triệu người với khoảng 5 triệu dân cư đô thị vào năm 2030) và TPHCM (12 triệu người với khoảng 7 triệu dân cư đô thị vào năm 2030) với khoảng cách quá xa trên 1.500 km. Theo tìm hiểu của tôi, trên thế giới chưa có đoạn tuyến ĐSTĐC nào khai thác riêng với hành khách hoặc khai thác hỗn hợp tàu khách và tàu hàng có chiều dài > 1.500 km, vận tốc trên 300 km/h.

Như vậy, nên chăng giai đoạn 2025-2045 chúng ta tập trung đầu tư toàn bộ tuyến khai thác hỗn hợp với vận tốc thiết kế 250 km/h; sau 2045, khi Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao, nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trên đường sắt nếu có sự tăng cao (đột biến) trên các đoạn đường sắt TPHCM - Nha Trang, Hà Nội - Vinh, cần tiến hành lập các dự án đầu tư phù hợp kể các dự án xây dựng mới thêm 2 đường ray bên cạnh để chuyên chở khách có tốc độ cao hơn đáp ứng nhu cầu vận tải đường sắt giai đoạn này.

Nếu đầu tư bài bản như vậy, đến năm 2050 chúng ta sẽ có mạng lưới vận tải đường sắt chở hàng và chở khách hoàn chỉnh trên trục Bắc - Nam.

ĐSTĐC là di sản to lớn mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải xem xét, đề xuất các giải pháp kỹ thuật tiên tiến mang tính khả thi để xây dựng một công trình với niềm tự hào quốc gia, công trình sẽ tồn tại ở đó hàng trăm năm.

Tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa là đồng Giám đốc dự án, liên danh tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án ĐSTĐC gồm Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Đại học Giao thông vận tải, Công ty TNHH Evo mc, Công ty Ove Arup & Partners Hong Kong Limited, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và thương mại Hưng Phú (UTCV - EVO - ARUP - HP).

Chuyên mục TÂM ĐIỂM mong nhận được ý kiến của bạn đọc về nội dung bài viết. Hãy vào phần Bình luận và chia sẻ suy nghĩ của mình. Xin cảm ơn!

Phú Quốc là nơi thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng mỗi năm. Để đến được đảo ngọc xinh đẹp này, tàu cao tốc Phú Quốc là một trong những phương tiện di chuyển được các tín đồ đam mê xê dịch lựa chọn. Để giúp bạn có một chuyến vi vu trọn vẹn, VNPAY sẽ bật mí những thông tin chi tiết về lịch trình, giá vé và kinh nghiệm đặt vé tàu cao tốc Phú Quốc vô cùng hữu ích ngay tại bài viết sau đây nhé.