Viet Thao 586 La Ai Trong Kinh Thánh Là Ai Ạ

Viet Thao 586 La Ai Trong Kinh Thánh Là Ai Ạ

Sau 15 năm thành lập, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) xây dựng được 415km đường cao tốc, nhưng nhiệm kỳ “hoàng kim” nhất (2011-2016)…

Sau 15 năm thành lập, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) xây dựng được 415km đường cao tốc, nhưng nhiệm kỳ “hoàng kim” nhất (2011-2016)…

Bà chủ đứng sau Katinat, Phê La

Không chỉ nổi danh trong giới tài chính chứng khoán, bà Trương Nguyễn Thiên Kim còn đạt được nhiều thành công trong ngành F&B.

Theo đó, nữ đại gia này hiện cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP D1 Concepts; Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Café Katinat; Chủ tịch HĐQT CTCP Phê La.

Cả Phê La và Katinat đều là những chuỗi đồ uống đang mở rộng mạnh mẽ tại các khu vực trung tâm TP.HCM và Hà Nội, thách thức vị thế của những "ông lớn" trên thị trường chuỗi cà phê như Highlands Coffee, The Coffee House, Starbucks hay Trung Nguyên...

Bên cạnh 2 chuỗi cà phê mới nổi này, D1 Concepts của bà Kim cũng sở hữu nhiều chuỗi F&B khác như nhà hàng San Fu Lou, nhà hàng Dì Mai, nhà hàng Nhật Sorae, chuỗi cà phê Cafeda.

Tại Katinat, bà Thiên Kim hiện nắm giữ 3,2 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 84,211%. Các cổ đông khác là ông Lê Ngọc Khánh, đồng sáng lập, nắm giữ 300.000 cổ phần (7,895%) và ông Đinh Việt Hà, nắm giữ 300.000 cổ phần (7,895%).

Sau khi nhận hậu thuẫn từ bà Trương Nguyễn Thiên Kim, Katinat và Phê La đã đẩy nhanh tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng tại các vị trí đắc địa. Ảnh: Khương Nguyễn.

Hiện chuỗi cà phê này sở hữu tổng cộng 73 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó tập trung nhiều ở TP.HCM.

Dữ liệu của Vietdata cho thấy Katinat đang chiếm 1,35% thị phần cà phê chuỗi cả nước, doanh thu năm 2023 đạt gần 470 tỷ đồng.

Trước đó, vào cuối năm 2021, Katinat vẫn chỉ là một chuỗi cà phê nhỏ với khoảng 10 cửa hàng tại TP.HCM. Sự bành trướng nói trên diễn ra sau khi chuỗi này nhận hậu thuẫn từ D1 Concept của bà Thiên Kim.

Tháng 4 vừa qua, Katinat đã triển khai chiến lược phát triển mới và tái định vị thương hiệu thành Katinat Coffee & Tea House, tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là trà và cà phê.

Tại Phê La, vợ ông Tô Hải hiện nắm giữ 9,18 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 51%. Các cổ đông khác là bà Nguyễn Hạnh Hoa, nhà sáng lập nắm giữ 6,48 triệu cổ phần (36%); ông Nguyễn Hoàng, nắm giữ 2,34 triệu cổ phần (13%).

Theo số liệu của Vietdata, năm 2023, chuỗi cà phê này đạt doanh thu gần 300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng vài chục tỷ đồng.

Hiện các cửa hàng của Phê La xuất hiện nhiều tại các vị trí đắc địa như đường Xuân Thủy (Thảo Điền, TP Thủ Đức), đường Phan Chu Trinh (gần chợ Bến Thành, quận 1) ở TP.HCM. Tại Hà Nội, chuỗi này hiện cũng sở hữu một loạt mặt bằng đắc địa như 45B Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm), ngã tư Kim Mã - Núi Trúc (quận Ba Đình), 25 Tông Đản (quận Hoàn Kiếm)...

Sếp lớn của hàng loạt doanh nghiệp

Bà Trương Nguyễn Thiên Kim sinh năm 1976 tại Đà Lạt, là thạc sĩ Tài chính, Lưu thông tiền tệ và Tín dụng của Đại học Kinh tế TP.HCM. Bà bắt đầu sự nghiệp từ vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng, nhân viên nghiên cứu thị trường, kế toán…

Đến năm 2007, bà Kim chính thức đảm nhiệm vị trí Trưởng ban kiểm soát Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Sau đó, bà lần lượt đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp nổi tiếng phía Nam như Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, Công ty CP Đầu tư và Địa ốc Sài Gòn - Chợ Lớn, Công ty CP In số 2, Công ty CP Cấp nước Gia Định…

Hiện bà Kim cũng là một trong những cổ đông lớn tại Chứng khoán Vietcap với hơn 22,8 triệu cổ phiếu VCI nắm giữ, tương đương 5,17% vốn công ty. Tạm tính theo thị giá hiện tại của VCI ở gần 48.000 đồng/cổ phiếu, lượng cổ phiếu VCI do nữ doanh nhân này nắm giữ có giá trị xấp xỉ 1.100 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại Vietcap, Tổng giám đốc Tô Hải (chồng bà Kim) cũng đang nắm giữ hơn 49,4 triệu cổ phiếu VCI, tương đương gần 11,2% vốn. Giá trị lượng cổ phiếu VCI ông Hải nắm giữ hiện vào khoảng 2.400 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ tính riêng lượng cổ phiếu VCI nắm giữ trực tiếp, khối tài sản của bà Trương Nguyễn Thiên Kim cùng chồng đã đạt xấp xỉ 3.500 tỷ đồng.

Ngoài vai trò cổ đông lớn tại Chứng khoán Vietcap, bà Kim hiện còn là lãnh đạo cấp cao tại một loạt doanh nghiệp lớn như Thành viên HĐQT CTCP Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP), Thành viên HĐQT độc lập CTCP Thương mại Dịch vụ Bến Thành (HoSE: BTT), Thành viên Ban kiểm soát CTCP Bến xe Miền Tây (HNX: WCS).

Bà Trương Nguyễn Thiên Kim (áo dài xanh) là sếp lớn tại nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Nhà hàng Dì Mai.

Tại Sữa Quốc tế, trong khi bà Kim giữ vai trò Thành viên HĐQT thì ông Tô Hải cũng giữ vai trò Chủ tịch.

Tại doanh nghiệp này, Chứng khoán Vietcap hiện là một trong những cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 8,8 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 14% vốn công ty. Với thị giá hiện tại của IDP trên thị trường UPCoM lên tới 270.000 đồng/cổ phiếu, lượng cổ phiếu do Vietcap nắm giữ có giá trị gần 2.400 tỷ đồng.

Trong khi đó, dù giữ vai trò quản lý cấp cao nhất tại Sữa Quốc tế nhưng cá nhân ông Tô Hải và bà Trương Nguyễn Thiên Kim không sỡ hữu bất kỳ cổ phiếu IDP nào.

Chỉ định thầu dự án cho “Út trọc”

Một sai phạm nghiêm trọng khác trong nhiệm kỳ ông Mai Tuấn Anh làm Tổng giám đốc VEC (nay làm Chủ tịch HĐTV VEC) cùng ông Nguyễn Văn Nhi (Phó Tổng giám đốc VEC) từ 2011-2016 ký hàng loạt văn bản chỉ định thầu 8 trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai, Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Đáng chú ý, trạm dừng nghỉ tại Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây được VEC chỉ định thầu cho Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng (sân sau của Đinh Ngọc Hệ – tức “Út trọc”).

Không chỉ dừng ở đó, lãnh đạo VEC mà cụ thể là ông Mai Tuấn Anh đã chỉ đạo “nhượng” quyền thu phí cho Công ty Yên Khánh (sân sau của Út trọc) qua văn bản “giới thiệu” của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường.

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, hợp đồng này được ký rất nhanh chỉ sau 1 tuần “giới thiệu”, theo đó, Công ty Yên Khánh sẽ được thu phí từ trạm Đại Xuyên, Vực Vòng, Liêm Tuyền, Cao Bồ với chi phí trọn gói là 21,3 tỷ đồng/năm, nhân sự là 231 người, thực hiện trong vòng 12 tháng.

Tuy nhiên, rất lạ rằng ông Mai Tuấn Anh (đương kim Tổng giám đốc) và ông Nguyễn Văn Nhi (Phó Tổng giám đốc) “quên” thời hạn khiến việc thu phí để kéo dài tới 5 năm. Đến giờ, con số kiểm toán vẫn chưa được làm rõ, dù Út trọc đã bị khởi tố, ông Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT) đã bị cấm dời khỏi nơi cư trú 8 tháng qua và vừa bị Uỷ ban Kiểm tra Trung Ương kiểm điểm, còn nhân sự ở VEC thì bình chân như vại.

Năm 2013, tôi còn nhớ như in ngày gặp ông Trần Kim Thành (hiện là Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng các công trình giao thông), lúc đó chỉ là chân “leve” tại Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam.

Ông Thành đưa đoàn nhà báo chúng tôi đến địa điểm ăn trưa, phải nói, ông Thành là người yêu thơ và đầy chất văn học. Ông Thành đọc cho chúng tôi nghe bài “chế” của thơ Trần Việt Phương mà rằng: “Ôi những ngày đằng đẵng không có việc, ta làm thơ chỉ để giải khuây….”

Về VEC năm 2013, ông Trần Kim Thành được gặp ông Mai Tuấn Anh như “cá gặp nước”, chỉ sau vài tháng làm trưởng phòng ông Thành “vọt” lên làm Phó Tổng Giám đốc, qua mặt nhiều “anh tài” kỹ sư tại VEC để tin tưởng giao phó cả dự án cao tốc Nội Bài – Lào Cai có chiều dài 245km với số vốn 24.000 tỷ đồng.

Tài hoa văn chương là thế, nhưng không đi kèm với kỹ thuật, chỉ sau đúng 1 tháng thông xe, cao tốc Nội Bài – Lào Cai nứt kỷ lục lên đến 21m. Lý do rất đơn giản là đất yếu và nơi đó có vành đá yên ngựa. Tôi tin, nhưng các kỹ sư trong ngành cười vì tại sao những điểm yếu “chết người” đó mà không ai kiểm soát, hay là sự lấp liếm khi thi công ẩu?

Rất nhanh sau đó, ông Trần Kim Thành được bổ nhiệm làm người “cầm cân nảy mực” phụ trách toàn bộ chất lượng công trình ngành giao thông vận tải. Cho đến bây giờ, dù giữ chức được 3 năm có lẻ, nhưng ông Thành vẫn chưa “bắn” được ai.

Theo nguồn tin riêng của VietnamFinance,  “sếp” của ông Thành là ông Mai Tuấn Anh cũng được cơ cấu làm Thứ trưởng Bộ GTVT trong nhiệm kỳ đó, nhưng do không đủ thời vận, nên ông Mai Tuấn Anh đã “lỡ bước” và tại vị làm chủ tịch VEC đến nay.

Cho đến bây giờ, khi Uỷ ban kiểm tra nhà nước, Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Bộ GTVT cùng nhiều ban ngành đã vào làm việc, nhưng những sai phạm của VEC vẫn chưa được làm rõ và công khai minh bạch.

Trả lời VietnamFinance, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT và ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước cùng cho biết: Chúng tôi đã nắm được những thông tin sai phạm tại VEC, nhưng cần làm rõ để quy trách nhiệm đúng người, đúng việc. Tôi cam đoan không có bao che, xử lý nghiêm nếu có sai phạm và không có vùng cấm.

Chuỗi Phê La đang hiện diện ở nhiều vị trí đắc địa tại trung tâm TP.HCM và Hà Nội. Ảnh: Phê La.

Tại thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) trong nước, Phê La, Katinat là những chuỗi trà, cà phê đang bành trướng thị trường khi liên tục mở rộng điểm bán. Đáng chú ý, những cửa hàng mới của 2 chuỗi này đều có quy mô lớn, nằm tại các vị trí đắc địa khu vực trung tâm TP.HCM và Hà Nội.

Việc mới xuất hiện đã mở rộng quy mô nhanh chóng và chiếm đóng nhiều vị trí đắc địa tại TP.HCM và Hà Nội khiến giới đầu tư đặt câu hỏi về nhà đầu tư phía sau 2 chuỗi cà phê này.

Theo tìm hiểu, đứng sau sự phát triển thần tốc của 2 chuỗi này là bà Trương Nguyễn Thiên Kim, nữ doanh nhân có tiếng tại TP.HCM. Bà Kim chính là vợ của ông Tô Hải, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Vietcap. Bà Kim cũng là doanh nhân có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành F&B.