Xuất Khẩu Hạt Điều 2021 Là Bao Nhiêu Người Việt Nam Chết

Xuất Khẩu Hạt Điều 2021 Là Bao Nhiêu Người Việt Nam Chết

Theo Bộ Công Thương, EU hiện là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung toàn ngành.

Theo Bộ Công Thương, EU hiện là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt điều sang EU đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung toàn ngành.

Nội dung của tiêu chuẩn hạt điều xuất khẩu

Trong tiêu chuẩn hạt điều xuất khẩu AFI có đề cập tới 10 yêu cầu chung vô cùng rõ ràng như sau:

Hạt điều không được nhiễm sâu bệnh sống.

Hạt điều cần được đóng gói trong thùng mới, sạch, khô, không bị rò rỉ, không có hàn chì và không có lót giấy bên trong. Quá trình vận chuyển cần đảm bảo đóng gói chắc chắn, giữ nguyên vẹn hàng. Bên ngoài cần được đóng bằng thùng carton mới, không có côn trùng, nấm mốc và cần được niêm phong không dùng đinh ghim trừ có quy định bởi người tiêu thụ sau cùng.

Nội dung của tiêu chuẩn hạt điều nhân xuất khẩu

Chỉ sử dụng thuốc trừ sâu được phép cho hạt điều và dư lượng phải trong phạm vi cho phép của Chính phủ nước nhập khẩu. Không được phép thừa bất kỳ dư lượng của loại thuốc nào mà không được phép sử dụng.

Thùng carton đóng gói hạt điều cần phải có ký hiệu rõ ràng, đầy đủ các mục như: Tên sản phẩm, nhãn thương hiệu nếu có, tên và địa chỉ người sản xuất hoặc đóng gói, cấp loại, nước sản xuất, trọng lượng tịnh, người hay ký hiệu cảng đến. Ngoài ra còn có các ký hiệu khác được thỏa thuận giữa bên mua và bén.

Vận đơn cần liệt kê đủ số thùng carton hạt điều nhân, nước sản xuất và ký hiệu ghi trên thùng.

Các chuyến hàng cần được giám định trước khi tiến hành bốc hàng và vận chuyển. Quá trình vận chuyển cần được thực hiện phù hợp với vận chuyển thực phẩm. Cụ thể không có mùi lạ, không có côn trùng, không có nấm mốc, không có các loài gặm nhấm và chất lạ.

Độ ẩm hạt điều đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 % theo phương pháp tham chiếu AOAC.

Khi kiểm tra tiêu chuẩn “chiên” được quy định trong hợp đồng thì cần tiến hành theo phụ lục II.

Tiêu chuẩn hạt điều xuất khẩu không được đóng khối cứng. Có nghĩa là hạt điều trong bao chân không bị đóng thành khối cứng và không thể tách rời nếu không sử dụng các dụng cụ tác động.

Nhân hạt điều không có các vật lạ cứng, nhọn và không có tóc.

Tiêu chuẩn hạt điều xuất khẩu là gì?

Tiêu chuẩn hạt điều xuất khẩu hay còn được biết đến là tiêu chuẩn AFI. AFI được viết tắt được phát triển bởi Hiệp hội các ngành công nghiệp và thực phẩm Mỹ. Đây là tiêu chuẩn chất lượng thương mại, cách phân loại và thông số.

Tiêu chuẩn hạt điều xuất khẩu là gì?

Tiêu chuẩn AFI được đưa ra nhằm chuẩn hóa tiêu chuẩn các loại hạt điều nhân nhập khẩu vào thị trường này. Đến nay tiêu chuẩn được áp dụng tại nhiều thị trường trên thế giới. Trở thành tiêu chuẩn xuất/ nhập khẩu hạt hạt điều nhân phổ biến.

Xem thêm >>> [Chi Tiết] Thủ Tục Xuất Khẩu Cà Phê Đi Mỹ - Pháp Luật Hiện Hành

Quy định về kích cỡ hạt điều tiêu chuẩn

Dưới đây là các kích cỡ hạt điều được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn hạt điều xuất khẩu AFI. Trước hết bạn cần biết về chỉ định cỡ hạt như sau:

Nhân nguyên (W): Nhân điều được xếp là nguyên nếu có hình dạng đặc trưng của điều nhân và không quá ⅛ nhân bị vỡ ra. Số nhân bị vỡ quá ⅞ hoặc nhân vỡ dọc lấy từ mẫu của lô có thể làm cơ sở để khiếu nại sau này.

Nhân vỡ góc B: Đây là nhân hạt điều bị vỡ ngang, phần còn lại nhỏ hơn ⅞ và lớn hơn ⅜ nhân nguyên, hai lá mần còn dính tự nhiên.

Nhân vỡ dọc S: Một nửa nhân nguyên sẽ bị vỡ tách dọc theo chiều dai, hai lá mầm rời nhau và mỗi lá sẽ không bị vỡ quá ⅛.

Quy cách về kích thước đối với hạt điều nhân xuất khẩu

Doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu hạt điều cần nắm rõ quy định này để đóng gói và xuất khẩu đúng loại.

Kích cỡ hạt là điều bắt buộc đối với hạt điều loại 1 tuy nhiên cũng sẽ được áp dụng cho các loại nhân nguyên khác.

Kích cỡ đối với nhân nguyên sẽ không vượt quá 10% trọng lượng.

Số nhân vỡ hoặc mảnh vỡ trong nhân nguyên không quá 10% trọng lượng.

Số mảnh vỡ ngang và vỡ dọc không vượt quá 10% trọng lượng.

Số lượng loại dưới cấp kích cỡ liền kề trong loại mảnh vỡ không quá 5% trọng lượng.

Tiêu chuẩn hạt điều xuất khẩu là điều doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu hạt điều cần tuân thủ. Tiêu chuẩn này ngày càng phổ biến và được áp dụng tại nhiều quốc gia. Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn nắm rõ được yêu cầu về hạt điều nhân xuất khẩu và đừng quên theo dõi Công ty Dịch vụ Khám Phá Mỹ để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023 Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang ASEAN đạt 14.993 tấn, trong đó Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 10.123 tấn, tương ứng chiếm 67% tổng lượng.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong năm 2023 đạt 644.135 tấn, trị giá 3,64 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với năm 2022.

Về giá, tháng 12/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.445 USD/tấn, giảm 0,9% so với tháng 11/2023 và giảm 5% so với tháng 12/2022. Tính chung cả năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.657 USD/tấn, giảm 4,7% so với năm 2022.

Về thị trường, theo Tổng cục Hải quan, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam năm 2023 với 158.498 tấn, đạt 885 triệu USD, tương ứng tăng 10,3% về lượng và 5% về trị giá so với năm trước. Đứng sau là thị trường Trung Quốc với 112.954 tấn, đạt 683 triệu USD, tăng lần lượt 49% và 55%; Hà Lan đạt 61.708 tấn với 352,9 triệu USD, tăng 15,6% và 19,1%...

Trong khối ASEAN, Việt Nam xuất khẩu hạt điều sang 3 thị trường, gồm Thái Lan, Philippines và Singapore với tổng 14.993 tấn, đạt 76,8 triệu USD, tăng lần lượt 24,9% về lượng và 9,4% về trị giá so với năm 2022.

Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 10.123 tấn, đạt 52,9 triệu USD, tăng 24% về lượng và 8,8% về trị giá. Tiếp đến là Philippines đạt 3.662 tấn với 16,5 triệu USD, tăng lần lượt 36,3% và 19,5%; Singapore với 1.208 tấn, đạt 7,4 triệu USD, tăng 4,8% về lượng và giảm 5,1% về trị giá.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo năm 2024 ngành điều Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu. Hiện giá hạt điều đang ở mức thấp sẽ giúp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ mặt hàng có lợi cho sức khỏe này, trong khi năng suất và sản lượng thu hoạch khá ổn định.

Trong tháng 4/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 49 nghìn tấn, tương đương 290 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 21% về trị giá so với tháng 3. Đáng chú ý, các nước thuộc khối EU như Hà Lan, Đức, Anh, Italy đều nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam.

Với kết quả này, giới chuyên gia nhận định, Hiệp định EVFTA sau một thời gian đưa vào thực thi đã phát huy hiệu quả rất rõ rệt. Năm 2021, EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Cụ thể, xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 8% về trị giá so với năm 2020.

Có thể thấy, ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất đối với các sản phẩm hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam giảm về 0%. Đây là dấu mốc quan trọng, cơ hội lớn cho doanh nghiệp điều. Bởi trước khi EVFTA thực thi, thuế quan của mặt hàng hạt điều nhập khẩu vào EU từ Việt Nam dao động 7 - 12%.

Tại khu vực Tây Âu, hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước: Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ… trong đó ngành điều đã khai thác tốt hai thị trường Hà Lan và Đức. Đây cũng là những đầu mối thương mại quan trọng đối với hạt điều nhập khẩu để tái xuất. Đối với khu vực Đông Âu, hạt điều Việt Nam có mặt tại nhiều nước như Nga, Ba Lan, Romania, Ukraine…

Thị trường EU đang đứng vị trí số 2 trong số các thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 23% tổng lượng và 22% tổng trị giá toàn ngành. Theo ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam năm 2021 sang thị trường EU đạt 135 nghìn tấn, trị giá 816 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 7,9% về trị giá so với năm 2020.

2 tháng đầu năm 2022, Đức nhập khẩu hạt điều đạt 8,74 nghìn tấn, trị giá 64,5 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Đức nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt 6,2 nghìn tấn, trị giá 45,12 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 32,9% về trị giá. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng từ 60,77% trong 2 tháng đầu năm 2021 lên 70,83% trong 2 tháng đầu năm 2022. Đáng chú ý, Đức tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ các nước Hon-đu-rát, Bờ Biển Ngà, In-đô-nê-xi-a, tuy nhiên lượng nhập khẩu vẫn ở mức thấp.

Cũng theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 48,68 nghìn tấn, trị giá 290,23 triệu USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với tháng 3/2022, so với tháng 4/2021 tăng 0,4% về lượng và tăng 1,2% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 153,35 nghìn tấn, trị giá 913,5 triệu USD, giảm 5,2% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 4/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.962 USD/tấn, giảm 0,3% so với tháng 3/2022, nhưng tăng 0,8% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.957 USD/tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích, vị trí hạt điều của Việt Nam tại thị trường EU đang bị cạnh tranh. Cụ thể tại Pháp, năm 2019-2020 thị phần điều của Việt Nam đã giảm từ 61% xuống 46%.

Tại các siêu thị, đại siêu thị hầu như không có sản phẩm hạt điều mang thương hiệu Việt Nam. Đa phần doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung bán sỉ và chưa tiếp cận được phân khúc tiêu dùng cuối cùng.

Hạt điều Việt Nam mặc dù thống trị tại thị trường EU tuy nhiên mới chỉ ở dạng thô, rất ít sản phẩm chế biến, nhất là sản phẩm rang tẩm gia vị theo khẩu vị của khách hàng EU.

Trong khi đó, hạt điều, nhất là hạt điều được tẩm gia vị được người tiêu dùng EU ngày một ưa chuộng hơn bởi đây là sự thay thế lành mạnh cho các đồ ăn nhẹ mặn khác. Hiện nhiều nhà sản xuất đã tạo ra công thức mới là phủ thực phẩm khác lên hạt điều, ví dụ hạt điều phủ socola…

Tuy vậy, để hạt điều Việt Nam chắc chân tại thị trường EU, các chuyên gia khuyến cáo: Quy định của EU với hàng hoá nhập khẩu, trong đó có hạt điều rất phức tạp, thường xuyên được thay đổi, cập nhật. Trước khi đưa hàng hoá vào thị trường, doanh nghiệp cần đầu tư một khoản chi phí để tìm hiểu các thông tin này thông qua các văn phòng luật sư. Đồng thời được hỗ trợ trong quá trình giao dịch để tránh rủi ro.

Trong lĩnh vực thực phẩm, EU hiện có quy định riêng về độc tố nấm mốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng, chất ô nhiễm vi sinh. EU không có quy định bắt buộc nhưng những chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận trách nhiệm xã hội, yêu cầu về đóng gói bao bì nhãn mác... là điểm cộng đáng lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hoá vào EU.

“Sản phẩm hạt điều hữu cơ đang rất thịnh hành tại EU, đây là thị trường ngách tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận”, các chuyên gia nhận định.