CỬA NHÔM KÍNH (0)
CỬA NHÔM KÍNH (0)
Được quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/20213/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử, website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu háng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Điều 24, 25 Nghị định này phân loại website thương mại điện tử ra làm 2 loại chính:
là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau: Sàn giao dịch thương mại điện tử, Website đấu giá trực tuyến, Website khuyến mại trực tuyến, Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Thông báo với Bộ Công Thương là bắt buộc đối với website thương mại điện tử nhằm để đảm bảo sự tuân thủ các quy định, quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại và sản xuất. Dưới đây là một số lý do quan trọng:
Yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.
Khi website được thông báo là đã đăng ký thành công, Nhà bán hàng hoàn toàn có thể gắn logo dẫn tới đường link xác nhận trên trang của Bộ Công Thương là website đã đăng ký thành công. Với việc có dấu xác thực từ chính Bộ Công Thương, đó là sự khẳng định về những thông tin mà doanh nghiệp, cá nhân cung cấp cho Bộ Công Thương đã qua kiểm duyệt, và khách hàng có thể tin tưởng vào độ xác thực của website mà doanh nghiệp, cá nhân tạo ra để kinh doanh.
Nâng cao được lòng tin của khách hàng, chính là một cách để nâng cao uy tín của website doanh nghiệp.
Khi website được đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương, điều đó đồng nghĩa website, hay rõ hơn doanh nghiệp, cá nhân lập ra website, đã tuân thủ theo các quy định của Bộ Công Thương và được xác nhận, kiểm duyệt về độ chính xác. Đây là cơ sở để khách hàng có những căn cứ xác thực để tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân bán hàng.
Điều này giúp người tiêu dùng an tâm và tin tưởng vào thương hiệu của Nhà bán hàng hơn vì trong vô vàn những doanh nghiệp, cá nhân bán hàng, việc có sự xác nhận của Bộ Công Thương, là một điều cần thiết để khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường.
Các website Thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Dù không bán hàng trực trực tuyến, chỉ cần có hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu bằng hình ảnh, thông tin… cũng được xếp vào website thương mại điện tử bán hàng.
Theo mục 8 điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định: “Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.”
Do đó các website chỉ giới thiệu về Công ty, hoặc dịch vụ, hoặc hàng hóa mà không có chức năng đặt hàng hoặc thanh toán trực tuyến thì vẫn phải phải thông báo với Bộ Công Thương.
Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
The website is being tested and is in the process of registering with the Ministry of Industry and Trade