Tiêu Chuẩn Sức Khoẻ Đi Làm Công An Nghĩa Vụ Là Gì Ạ Ạ

Tiêu Chuẩn Sức Khoẻ Đi Làm Công An Nghĩa Vụ Là Gì Ạ Ạ

Theo quy định Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, tiêu chuẩn chung để công dân được gọi đi nhập ngũ gồm:

Theo quy định Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, tiêu chuẩn chung để công dân được gọi đi nhập ngũ gồm:

Thủ tục ra quân nghĩa vụ công an trước thời hạn:

Lúc trước tôi có đi nghĩa vụ quân sự và đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, sau đó tôi lại tiếp tục xin vào phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân, nay tôi thấy ngành công an không phù hợp với tôi, nay tôi muốn xin ra quân có được không và cách nào để giải quyết ra quân?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 70/2019/NĐ-CP, các trường hợp tham gia nghĩa vụ công an nhân dân sau đây sẽ được giải quyết cho xuất ngũ:

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì được xuất ngũ.

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Hội đồng y khoa Bộ Công an kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ

– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì bạn sẽ được xuất ngũ trước thời hạn. Nếu bạn chỉ có lý do là ngành công an không phù hợp thì không thuộc một trong những trường hợp trên và bạn vẫn phải tiếp tục phục vụ trong ngành công an.

Tiêu chuẩn sức khỏe khi đi khám nghĩa vụ công an:

Cháu chào các bác/cô tư vấn. Cháu xin được hỏi vài điều về tiêu chuẩn sức khoẻ khi đăng kí khám công an. Các tiêu chuẩn này đã có rõ ràng trên các trang mạng nhưng về tính rõ ràng không được cao nên cháu hỏi các bác/cô có chuyên môn cao thay vì là các trang tuyển sinh.

Câu hỏi của cháu: Được vào ngành cảnh sát là ước mơ lớn nhất của đời cháu ở thời điểm hiện tại! Chính vì thế cháu luôn chiến đấu cho ước mơ của mình. Cháu có lý lịch gia đình tốt, không có các tiền án hình sự, học lực Giỏi. Các chỉ tiêu sức khoẻ của cháu như chiều cao, cân nặng cháu đạt chuẩn loại 1. Tuy nhiên cháu mất 1 chiếc răng nanh ở hàm trên và 1 chiếc răng sâu nhẹ ở răng hàm dưới. Mắt phải của cháu bị cận 1.75. Các tiêu chuẩn khác cháu bình thường vậy cháu có đạt được yêu cầu sức khoẻ không?

Được biết anh cháu từng đăng kí khám nghĩa vụ quân sự tuy nhiên sâu 3 chiếc nên không được nhận. Theo cháu tìm hiểu trên các trang mạng thì anh cháu chỉ có 1 chỉ tiêu loại 2 tuy nhiên địa phương cháu không nhận. Cháu đang có 1 vài thắc mắc về cách khám nghĩa vụ ở địa phương cháu! Trên các trang tuyển sinh cháu không nhận được câu trả lời chính xác nên cháu mạng phép hỏi các bác/cô của Luật Dương Gia! Mong bác/cô trả lời câu hỏi của cháu.Cháu xin cảm ơn rất nhiều

Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Tiêu chuẩn tuyển chọn nghĩa vụ tham gia công an nhân dân hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP như sau:

– Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.

– Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.

– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

– Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Như vậy, bạn lưu ý điều kiện về sức khỏe sẽ theo chế độ tuyển chọn riêng do đơn vị đưa ra. Tất cả các tiêu chuẩn về sức khỏe sẽ áp dụng theo quy chế nội bộ ngành trong quá trình tuyển chọn.

Hồ sơ dự tuyển đi nghĩa vụ công an:

Cháu năm nay đang học lớp 12, dự kiến sắp tới cháu sẽ dự tuyển đi công an nghĩa vụ, gia đình cháu thì không có vấn đề gì vì bố cháu là công an đã về hưu, mẹ cháu cũng là đảng viên. Cháu xin hỏi luật sư cháu cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đi dự tuyển?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2019/NĐ-CP thì công dân tham dự tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân nộp cho Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) nơi công dân có hộ khẩu thường trú các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo mẫu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 70/2019/NĐ-CP có xác nhận của Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang công tác, học tập.

– Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, khi bạn muốn dự tuyển vào ngành công an thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ như trên.

Trốn tránh nghĩa vụ công an thì bị xử lý như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi, tôi có một người bạn làm nghĩa vụ công an nhưng mới chỉ làm được 10 ngày thì bỏ đi, không báo cáo gì với cấp trên vì thấy mình không hợp với ngành này nữa. Tôi muốn hỏi trong trường hợp của cậu này, sẽ bị xử phạt như thế nào? Cảm ơn luật sư.

Đối với hành vi đào ngũ, tùy thuộc vào từng mức độ mà hành vi này có thể bị xử lí kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng mức độ vi phạm:

Việc bỏ đi, không báo cáo với cấp trên dựa vào Điều lệ nội vụ ngành công an, có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương hoặc buộc thôi việc. Nếu hành vi này có tính chất vi phạm nghĩa vụ mà pháp luật quy định nặng thì có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ vào Điều 8, Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu về việc vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ.

Như vậy, nếu cậu thanh niên này đào ngũ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, kèm theo đó là thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả như quy định ở trên.

Căn cứ theo Điều 402 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 có quy định về tội đào ngũ.

Như vậy, nếu cậu thanh niên này đào ngũ thuộc vào trường hợp được quy định tại Điều 402 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 như trên, tùy vào từng mức độ vi phạm sẽ áp dụng các mức phạt khác nhau. Mức phạt nhẹ nhất trong trường hợp này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và mức phạt nặng nhất là tới mười hai năm tù.