Trường đại học Fullbright là trường đại học độc lập, hoạt động không vì lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, chương trình đào tạo đại học và cao học của chúng tôi đặt mục tiêu định nghĩa lại giáo dục đại học ở Việt Nam, góp phần đào tạo những thế hệ lãnh đạo được trang bị các kỹ năng quan trọng nhằm đương đầu với các thách thức toàn cầu.
Trường đại học Fullbright là trường đại học độc lập, hoạt động không vì lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, chương trình đào tạo đại học và cao học của chúng tôi đặt mục tiêu định nghĩa lại giáo dục đại học ở Việt Nam, góp phần đào tạo những thế hệ lãnh đạo được trang bị các kỹ năng quan trọng nhằm đương đầu với các thách thức toàn cầu.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Vietnam Maritime University - VMU) là Trường trọng điểm quốc gia, đẳng cấp quốc tế đào tạo đa ngành, đa bậc học từ đào tạo nghề đến tiến sỹ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế - xã hội của cả nước và quốc tế.
Trường đi tiên phong trong hội nhập khu vực và quốc tế; là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Châu Á – Thái Bình Dương (AMETAP), Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU) và Hiệp hội Vận tải Biển Quốc tế (BIMCO).
Toàn bộ các chuyên ngành đào tạo thực hiện theo phương thức đào tạo tín chỉ với cấu trúc chương trình mềm dẻo, có tính liên thông giữa các ngành học, bậc học. Sinh viên được chủ động trong lập kế hoạch học tập, lựa chọn giảng viên, lựa chọn môn học để tốt nghiệp sớm hoặc học cùng lúc hai chương trình đào tạo (tốt nghiệp được cấp 2 bằng Đại học chính quy)
- Sứ mạng: Là trường trọng điểm quốc gia, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế.
- Tầm nhìn và mục tiêu: Đến năm 2030, đạt trình độ ngang bằng với các trường đại học hàng hải của các nước phát triển trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo, thích ứng trong mọi môi trường làm việc; nghiên cứu, thực nghiệm công nghệ mới, cung ứng sản phẩm về các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển có uy tín, chất lượng trong nước và quốc tế. Đến năm 2045, trở thành trường đại học thông minh, trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ quốc gia trong lĩnh vực kinh tế biển.
Năm 2024, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu trình độ Đại học hệ chính quy cho 49 chuyên ngành đào tạo, trong đó: 38 chương trình hệ đại học đại trà, 04 chương trình Chất lượng cao, 03 chương trình tiên tiến và 02 chương trình lớp chọn. Toàn bộ các chương trình đào tạo được xây dựng theo theo phương pháp CDIO và đáp ứng các yêu cầu kiểm định quốc tế. Tùy theo mỗi chuyên ngành và hệ đào tạo, thí sinh cần lưu ý đăng ký xét tuyển theo đúng quy định và yêu cầu của nhà trường.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh 4.500 chỉ tiêu trình độ Đại học hệ chính quy năm 2024 cho 49 chuyên ngành đào tạo trong đó: 38 chương trình hệ đại học đại trà, 04 chương trình Chất lượng cao, 03 chương trình tiên tiến và 02 chương trình lớp chọn. Toàn bộ các chương trình đào tạo được xây dựng theo theo phương pháp CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate) và đáp ứng các yêu cầu kiểm định quốc tế.
- Đăng ký nguyện vọng: Thí sinh phải đăng ký xét tuyển tất cả các chuyên ngành (dù sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau) trên Cổng thông tin thí sinh của Bộ GDĐT từ ngày 18/7/2024 đến 17h00 ngày 30/7/2024 để thực hiện lọc ảo toàn quốc. Đối với những thí sinh tự do (đã tốt nghiệp các năm trước) chưa có tài khoản đăng ký xét tuyển trên Hệ thống của Bộ GDĐT cần liên hệ với Sở GDĐT để được cấp tài khoản từ ngày 01/7/2024 đến 20/7/2024.
Xem thêm
Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam mở rộng xét tuyển năm 2024 dựa trên 06 phương thức như sau: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024; Xét tuyển theo đề án riêng của Trường; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện trung học phổ thông (xét Học bạ); Xét tuyển dựa trên điểm thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội hoặc TPHCM hoặc điểm thi ĐGTD của Đại học Bách khoa Hà Nội; Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ; Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Năm 2024, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam mở rộng xét tuyển với 06 phương thức tuyển sinh như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024, theo các tổ hợp môn xét tuyển, áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành.
- Phương thức 2: Xét tuyển theo đề án riêng của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Xét tuyển kết hợp) với 5% - 20% chỉ tiêu, áp dụng cho toàn bộ các chuyên ngành, đối với những thí sinh có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trong tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo Quy định của Nhà trường và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập và rèn luyện trung học phổ thông (xét Học bạ) với 10% - 20% chỉ tiêu, áp dụng cho 28 chuyên ngành thuộc nhóm Kỹ thuật & Công nghệ, 02 chuyên ngành thuộc nhóm chương trình nâng cao (Công nghệ thông tin và Điện tự động công nghiệp), và 02 chuyên ngành thuộc nhóm Chọn (Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển).
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG Hà Nội hoặc của ĐHQG TPHCM hoặc điểm thi đánh giá tư duy (ĐGTD) của Đại học Bách khoa Hà Nội với 10% - 20% chỉ tiêu, áp dụng cho tất cả các chuyên ngành.
- Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ với 10% - 20% chỉ tiêu, áp dụng đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đăng ký xét tuyển vào các chương trình tiên tiến.
- Phương thức 6: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT tại Điều 8 Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT.
Xem thêm
Mức thu học phí của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam năm học 2024-2025 được tính theo số tín chỉ tích lũy theo từng học kỳ với đơn giá mỗi tín chỉ dao động từ 471.000 đồng đến 1.413.000 VNĐ/ tín chỉ. Đồng thời, để động viên tinh thần học tập và phấn đấu rèn luyện của sinh viên, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cũng có nhiều suất học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, trường còn có nhiều suất học bổng hỗ trợ tài chính cho các sinh viên quốc tế.
Dự kiến đơn giá học phí tín chỉ của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam có thể dao động từ 471.000 đồng - 1.413.000 VNĐ/ tín chỉ. Tổng học phí hằng năm phụ thuộc vào số tín chỉ tích lũy theo từng học kỳ của mỗi sinh viên. Cụ thể như sau:
- Chương trình đại trà: 471.000 đồng/tín chỉ.
- Chương trình chất lượng cao: 645.000 đồng/tín chỉ.
- Chương trình tiên tiến:
+ Học phần tiếng Việt: 942.000 đồng/tín chỉ.
+ Học phần tiếng Anh: 1.413.000 đồng/tín chỉ.
Đồng thời, để động viên tinh thần học tập và phấn đấu rèn luyện của sinh viên, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cũng có nhiều suất học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên.
Ngoài ra, trường còn trao tặng nhiều suất học bổng cho các sinh viên quốc tế bao gồm: tiền học phí và chỗ ở trong ký túc xá, đi kèm với giáo trình, tài liệu và bảo hiểm y tế cho sinh viên, ...
Một số học bổng liên kết và tài trợ từ các đối tác khác như: học bổng Hiệp định hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hung-ga-ri, học bổng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Đại dương Hàn Quốc, ...
Xem thêm
Giảng viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam đều có trình độ Thạc sỹ trở lên, thông thạo ngoại ngữ, kinh nghiệm giảng dạy chuyên môn cao. Theo thống kê những năm gần đây, trường có khoảng 683 giảng viên cơ hữu; trong đó có 48 Giáo sư, Phó Giáo sư, 91 Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ; 376 Thạc sĩ và 338 Thuyền trưởng/ máy trưởng. Đồng thời, giảng viên nhà trường còn tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và hướng dẫn sinh viên.
TTheo thống kê những năm gần đây, trường Đại học Hàng hải Việt Nam có khoảng 683 giảng viên cơ hữu; trong đó có 48 Giáo sư, Phó Giáo sư; 91 Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ; 376 Thạc sĩ và 338 Thuyền trưởng/ máy trưởng. Đây là những con số vô cùng ấn tượng về chất lượng giảng viên của Đại Học Hàng hải Việt Nam.
Giảng viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam đều có trình độ Thạc sỹ trở lên, có năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy tiên tiến, có trình độ Tiếng Anh thông thạo; trong đó có một số giảng viên đã được đào tạo ở nước ngoài tham gia giảng dạy chương trình tiên tiến.
Giảng viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam không những có kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và hướng dẫn sinh viên. Niềm đam mê giảng dạy và sự nhiệt tình của đội ngũ giảng viên trong nhà trường đã góp phần không nhỏ vào sự thành công trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường cho xã hội.
Xem thêm
Ký túc xá trường Đại học Hàng hải Việt Nam đáp ứng trên 2.500 chỗ ở cho tân sinh viên và nằm trong khuôn viên của trường mang đến không gian sinh hoạt và làm việc lý tưởng cho toàn bộ giảng viên và sinh viên trong nhà trường. Mỗi phòng được thiết kế với tiêu chuẩn an toàn, hiện đại và đảm bảo không gian thoáng đãng. Bên cạnh đó, sinh viên khoa Hàng hải còn có thể tham gia nhiều CLB hấp dẫn như: CLB Tiếng Anh, CLB Ảo thuật đường phố, CLB Hip hop, ...
Nhằm tạo điều kiện để phụ huynh yên tâm, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam xây dựng thêm Khu Nội trú Khu C với gần 600 chỗ ở và nằm trong khuôn viên của trường, đáp ứng trên 2.500 chỗ ở cho tân sinh viên.
Với cấu trúc 5 tầng, hơn 100 phòng ở cho sinh viên, kích thước mỗi phòng từ 15-20m2 chưa kể các công trình phụ và ban công, được bố trí thoáng mát, tiện nghi cho 4-6 sinh viên ở. Nam, nữ được bố trí ở riêng biệt. (Sinh viên có thể lựa chọn 4 hay 6, 8 người ở trong một phòng).
Phòng ở với tiêu chuẩn an toàn về cấu trúc và xây dựng, đảm bảo thông thoáng tự nhiên. Hệ thống cửa sổ, cửa đi có khóa vững chắc. Có hệ thống phòng cháy chữa cháy và cứu nạn khẩn cấp khi cần. Phòng ở khép kín, có nhà tắm, bình nóng lạnh, vệ sinh và nơi phơi quần áo, phòng điều hòa nếu có yêu cầu. Là nơi cung cấp điện, nước sạch 24/24 qua đồng hồ và trang bị hệ thống chiếu sáng, quạt điện, có giường tầng, tủ đựng quần áo, kệ, bàn học, giá phơi quần áo.
Sân chơi rộng rãi, có nhiều cây xanh, bãi cỏ trồng luôn được chăm sóc hàng ngày. Nhà ăn rộng 350 m2 thoáng mát sạch sẽ, hợp vệ sinh có khả năng phục vụ từ 400 đến 600 suất ăn hàng ngày (sáng, trưa, chiều), giá cả hợp lý, phục vụ theo nhu cầu của sinh viên.
Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, sinh viên khoa Hàng hải luôn đi đầu trong mọi hoạt động cả về học tập, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ. Một số câu lạc bộ tạo được dấu ấn và thu hút đông đảo sinh viên tham gia như: Câu lạc bộ Tiếng Anh, Câu lạc bộ Ảo thuật đường phố, Câu lạc bộ Hip hop, ...
Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội được tham gia các chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học hàng đầu trên thế giới như: Học viện Hàng hải California (CMA), Đại học Hàng hải và Hải dương Hàn Quốc (KMOU), Đại học Quốc gia Đại dương Đài Loan (NTOU),…
Xem thêm
Thư viện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam có tổng diện tích trên 3.000 mét vuông; được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, đầy đủ bao gồm 02 phòng đọc điện tử, 02 phòng mượn về nhà, 05 phòng đọc tại chỗ; 70 máy kết nối Internet cùng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Đặc biệt, giảng viên và sinh viên có thể truy cập hệ thống WIFI miễn phí toàn Thư viện giúp cho việc tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thư viện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được thành lập theo quyết định số 2235/QĐ-TCCB, ngày 26/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà trường thời gian qua, Thư viện đã hoàn thành việc chuyển sang địa điểm làm việc mới (Tầng 2,3 - Nhà C6) và đi vào phục vụ bạn đọc từ ngày 05/08/2013. Cơ sở vật chất hiện đại cụ thể như sau:
- Tổng diện tích: Trên 3.000 m2;
- Tổng số phòng phục vụ bạn đọc: 09 phòng, bao gồm 02 phòng đọc điện tử, 02 phòng mượn về nhà, 05 phòng đọc tại chỗ;
- Tổng số máy tính: 70 máy kết nối Internet;
- Vốn tài liệu: Trên 132.000 tài liệu; CSDL tạp chí điện tử, BGĐT; 10 CSDL truy cập trực tuyến;
- Hệ thống WIFI miễn phí toàn Thư viện.
Tài liệu truyền thống
- Sách: 11.550 đầu sách (132.690 bản). Trong đó sách ngoại văn 4.082 đầu sách (6.923 bản), còn lại là sách tiếng Việt (Giáo trình: 82.811 bản, Sách tham khảo: 16.623 bản).
- Tài liệu môn học (sách NXB Hàng hải): 368 đầu (11.675 bản).
- Báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng Anh: 170 loại.
- Thiết kế tốt nghiệp: 11.608 bản, kèm theo 7.357 bản vẽ.
- Luận văn thạc sĩ: 3.983 bản, luận án Tiến sĩ: 79 bản.
- Đề tài Nghiên cứu Khoa học: 972 bản.
Tài liệu điện tử
- CSDL do Thư viện xây dựng: 3.824 tài liệu và 164 đĩa CD-Rom tạp chí điện tử các ngành.
- CSDL liên kết với Trung tâm Học liệu Thái Nguyên với 45.502 tài liệu.
- Cơ sở dữ liệu ProQuest Central với số tạp chí: 19.000 (13.000 tạp chí toàn văn các ngành).
- CSDL Tiếng Việt, ngoại văn (Ebrary, ACM, Cengage, Mc Graw-Hill, IEEE) với trên 10.000 tài liệu, …
Xem thêm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tiền thân là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương, là một trường đại học hàng đầu của Việt Nam về đào tạo nhóm ngành Mỹ thuật. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều họa sĩ tài danh Việt Nam. Đầu năm 2008 trường đã được đổi tên là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trước đó là Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.[1]
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện.
Tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương, thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương do Martial Merlin ký vào ngày 27 tháng 10 năm 1924. Đến tháng 11 năm 1925 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khai giảng khóa đầu tiên, đánh dấu mốc son chính thức về khởi đầu hành trình phát triển của nhà trường. Họa sỹ Victor Tardieu, Giải thưởng Đông Dương (Prix de l'Indochine) năm 1920, trở thành vị Hiệu trưởng đầu tiên của trường từ 1925 đến khi ông qua đời tại Hà Nội năm 1937.
Từ khi thành lập đến nay nhà trường đã trải qua các giai đoạn khác nhau và thay đổi tên trường như sau:
Thành lập năm 1962 Viện Mỹ thuật do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung làm Viện trưởng. Năm 1995 trường sáp nhập với trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Trong giai đoạn này Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu đã xuất bản như:
Trường nằm giữa khu phố và dân cư đông đúc của thành phố, có diện tích khá nhỏ, một phần diện tích của trường Cao đẳng xưa đã bị cắt bớt để xây dựng trụ sở một cơ quan của Bộ Công An nằm kế bên. Trường có 5 khối nhà chính, với khoảng 20 phòng học, một nhà bảo tàng, một nhà triển lãm, 2 xưởng sơn mài, 1 xưởng đồ họa, 2 phòng máy tính với khoảng 50 máy và một thư viện.
Trường có một ký túc xá nằm trong khuôn viên với khoảng gần 30 phòng. Phòng dành cho sinh viên trong nước thì nhỏ, kê 3 giường đôi, có nhà vệ sinh riêng và có bình nước nóng. Phòng dành cho sinh viên nước ngoài rộng, đẹp và thuận tiện hơn, với trang thiết bị giống một phòng khách sạn nhỏ.
Ở khu nhà học có một cửa sau nối ra khu tập thể Đại học Mỹ thuật Hà Nội (Ngõ 149 Lê Duẩn). Hiện nay, cửa đã không được sử dụng và bị đóng vĩnh viễn.
Từ năm 2013, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam lựa chọn phương thức tuyển sinh kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển (tổ chức các môn thi năng khiếu, xét tuyển môn Ngữ văn). Địa điểm thi tại trường.
Trường đã từng có các chương trình đào tạo hệ sơ cấp và cao đẳng, song giờ chỉ còn hệ Đại học và sau Đại học.
Chương trình sau đại học được đào tạo không tập trung trong 3 năm, 2 năm đầu là 5 tháng năm cuối 8 tháng.
Noppe, Catherine và Hubert, Jean-François. Art of Vietnam. New York: Parkstone Press, 2003. tr 189-197
48 tác phẩm của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm Xuân 2022 diễn ra tại tầng 1, Nhà Bảo tàng, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội từ ngày 4/3 - 10/3/2022.